Tiêu thụ tro, xỉ nhiệt điện tăng dần qua các năm
Báo cáo về việc sử dụng tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu đất đắp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết cả nước có 31 nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động. Lượng tro, xỉ phát thải có xu hướng tăng dần theo từng năm.
Năm 2023 tổng lượng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện trên cả nước là hơn 18,07 triệu tấn. Lượng phát thải tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc với hơn 11,9 triệu tấn (chiếm 66%), miền Trung là hơn 4,1 triệu tấn (chiếm 22,7%) và miền Nam khoảng 2 triệu tấn.
Cũng theo ông Nghị, tình hình xử lý, tiêu thụ tro, xỉ nhiệt điện trên phạm vi cả nước đang có xu hướng tăng dần và từng bước tiệm cận với mức phát thải. Đến cuối năm 2023, tổng lượng tro, xỉ nhiệt điện đã tiêu thụ cộng dồn qua các năm trên cả nước khoảng 83 triệu tấn, chiếm khoảng 66% tổng lượng phát thải từ trước tới nay.
Cụ thể, tổng khối lượng tro, xỉ lưu giữ tại bãi chứa của các nhà máy hiện nay là 46,4 triệu tấn, trong đó các nhà máy thuộc EVN là là 18,23 triệu tấn, TKV là 9,9 triệu tấn, PVN là 1,3 triệu tấn. Các nhà máy còn lại khoảng 16,8 triệu tấn.
Các nhà máy đã triển khai các chính sách khuyến khích xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao để thu hút, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao tiếp cận nguồn thải. Nhiều nhà máy nhiệt điện trong năm 2023 đã tiêu tiêu thụ 100% lượng tro xỉ thải ra trong năm, đặc biệt có những nhà máy đã tiêu thụ được cả phần tro, xỉ tồn trữ tại bãi chứa.
Tro xỉ nhiệt điện từ Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải ở tỉnh Trà Vinh. Ảnh: HD
Về khó khăn, vướng mắc, theo Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, trong năm 2023, lượng tiêu thụ tro, xỉ vẫn duy trì mức độ tiêu thụ gần như tương đương năm 2022. Lượng tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện đã đạt gần 100% tổng lượng phát thải trong năm. Tuy nhiên, một số nhà máy nhiệt điện vẫn còn tiêu thụ chậm, lượng tro xỉ tồn đọng trên bãi chứa còn nhiều.
Một số nhà máy có bãi chứa tro, xỉ, thạch cao nằm cách xa nơi tiêu thụ nên chi phí vận chuyển cao, việc sử dụng tro xỉ, thạch cao chưa hấp dẫn về kinh tế - kỹ thuật nên khó tiêu thụ (Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, 2; Nhiệt điện Duyên Hải).
Bên cạnh đó, một số nhà máy đang vướng mắc trong vấn đề xây dựng giá bán tro, xỉ. Ngoài ra, tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện Nông Sơn không đủ điều kiện làm vật liệu xây dựng do có chứa thành phần phóng xạ vượt quá mức cho phép. Năng lực của một số đơn vị tham gia xử lý tro, xỉ, thạch cao còn hạn chế nên không thực hiện mục tiêu như đã cam kết...
Chưa nước nào sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu đắp nền cao tốc
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Nghị, mặc dù đã có một số nghiên cứu về tro xỉ nhiệt điện để áp dụng cho xây dựng nền đường bộ tải trọng nhẹ; một số nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản đã có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về việc sử dụng tro xỉ trong xây dựng nền đường. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nước nào trên thế giới sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu đắp nền đường cao tốc.
“Việc sử dụng tro xỉ nhiệt điện thay thế vật liệu đất đắp trong xây dựng đường cao tốc cần được nghiên cứu, đánh giá thêm. Trước mắt tro xỉ nhiệt điện có thể được sử dụng trong thi công các cấu kiện bê tông, cầu bê tông, đường cao tốc bằng cầu cạn...” - Bộ trưởng Bộ xây dựng cho biết.
Từ đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu, đẩy mạnh việc sử dụng tro xỉ nhiệt điện trong thi công các công trình giao thông (đường cấp III trở xuống), hướng dẫn việc sử dụng tro, xỉ đắp nền đường giao thông.
Đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính có quy định hạch toán đối với hàng hóa là tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất và phân bón để phù hợp với các quy định hiện hành. Cùng đó là phối hợp với UBND các địa phương nghiên cứu ban hành các cơ chế đặc thù hỗ trợ về cước vận chuyển đối với các công trình xây dựng nằm ở xa nguồn cung cấp nhằm khuyến khích tăng cường sử dụng tro, xỉ.
Riêng các nhà máy nhiệt điện, Bộ Xây dựng đề nghị tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích và đầu tư nghiên cứu xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao tiếp cận nguồn phát thải.
Tin cùng chuyên mục
Nguồn cát tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt, việc sử dụng cát nhân tạo thay thế cũng không hiệu quả vì giá thành cao, thiếu mỏ nguyên liệu.
Sau khi nghỉ công tác, người có chức vụ thuộc Bộ Xây dựng không được thành lập doanh nghiệp liên quan 9 lĩnh vực, trong đó có quy hoạch xây dựng, kiến trúc, nhà ở, vật liệu xây dựng…
Bộ Xây dựng, Bộ Công an đề xuất với công trình không có khả năng khắc phục vi phạm về PCCC sẽ được áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tăng cường, bổ sung nhằm nâng cao an toàn cháy nổ.
Tính dân chủ và minh bạch của FIFA trong việc chi trả tiền công và tiền thưởng cho các đội dự vòng chung kết World Cup nữ 2023 tiếp tục thể hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết Quy chuẩn 06 (QCVN 06:2022/BXD) do Bộ ban hành không quy định về sơn chống cháy bởi đây là vật liệu không thể chuẩn hóa.
Hàng loạt doanh nghiệp, hộ kinh doanh cho rằng quy định cứng nhắc về phòng cháy chữa cháy khiến họ không xây, sử dụng được nhà xưởng hoặc thậm chí phải đóng cửa.
Hai Thánh giá 127 tuổi, cao gần 4 m, nặng 600 kg mỗi cây đặt trên đỉnh tháp chuông Nhà thờ Đức Bà, quận 1, vừa được tháo dỡ để đưa sang Bỉ phục chế.
Cổng di sản thế giới thành nhà Hồ được xây bằng cách đắp đất tạo hình vòm, sau đó ghép những khối đá tảng hình thang dạng múi bưởi lên trên.
Hơn 12.000 tòa nhà dễ dàng đổ sập trong trận động đất 7,8 độ do chất lượng thi công kém và quản lý xây dựng lỏng lẻo ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo chuyên gia.
Nhà thầu không mặn mà với dự án đầu tư công. Đơn giá nhân công 235.000 đồng/công trong khi giá thuê khoán 450.000-600.000 đồng, lương kỹ sư 2 bậc 6 triệu đồng nhưng thực tế 20 triệu đồng/tháng...