Các phương pháp gia cố sàn bê tông
Đăng lúc: 11:39, Thứ Năm, 03-01-2019 - Lượt xem: 28806
Có nhiều phương pháp gia cố sàn hoặc trần bê tông cốt thép. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu các phương pháp gia cố tác động lên bản thân ô sàn mà không dùng kết cấu phụ.
Một số tình huống thường gặp của sàn bê tông cốt thép
1. Khả năng chịu lực của sàn không đủ (thường là thêm tải trọng trên sàn, chẳng hạn như thêm thiết bị).
2. Độ bền vật liệu sàn không đủ theo yêu cầu sử dụng như nứt, võng, thấm dột, không đạt mác bê tông, thiếu thép chịu lực...
3. Cải tạo tấm sàn.
Trong những tình huống như vậy, chúng ta cần phải tiến hành gia cố kết cấu sàn. Tùy theo điều kiện thi công, điều kiện sử dụng và điều kiện kinh tế sẽ áp dụng các biện pháp gia cố sau đây:
Tăng chiều dày sàn
Cách thức thực hiện của phương pháp này là đổ thêm một lớp bê tông lên trên hoặc phía dưới mặt lớp bê tông sàn hiện trạng. Lớp bê tông đổ thêm phía trên dày không dưới 40 mm; lớp bê tông phía dưới không được mỏng hơn 8 mm.

Để kết cấu sàn sau gia cố chịu lực tốt cần đục nhám bê mặt lớp bê tông cũ, đồng thời dùng phụ gia kết dính và một số biện pháp tăng cường kết nối ngang giữa lớp bê tông cũ và bê tông mới.
Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ. Tuy nhiên, phương án gia cố này có nhược điểm là thời gian thi công dài, nếu đổ thêm bê tông mặt trên sàn sẽ phải dỡ bỏ lớp lát hoàn thiện mặt sàn và làm tăng cốt sàn (ảnh hưởng đến cốt bậc thang bộ); đồng thời phương án gia cố này sẽ làm tăng tải trọng lên kết cấu khung của công trình (cột, dầm, móng).
Dán tấm sợi các bon cường độ cao (carbon fiber - CFRP)
Phương pháp gia cố sàn bằng tấm sợi carbon là hình thức dán tấm sợi carbon vào vùng chịu kéo của bản sàn bằng keo epoxy chuyên dụng. Vị trí, số lượng và số lớp dán được tính toán thiết kế phụ thuộc vào sơ đồ kết cấu sàn cần gia cố.

Ưu điểm là vải sợi carbon có trọng lượng nhẹ và độ bền cao, không bị ăn mòn hóa chất và ô xi hóa; thi công được nhiều lớp và không làm tăng đáng kể trọng lượng bản thân của kết cấu sàn sau khi gia cố; đồng thời không ảnh hưởng đến hình dạng kiến trúc và thời gian thi công nhanh. Đặc biệt phương pháp gia cố này có ưu điểm là cực kì phù hợp trong điều kiện thi công chật hẹp.
Nhược điểm của phương án gia cố này là giá thành cao hơn phương án gia cố bằng bê tông.
Dán thép tấm
Phương pháp gia cố sàn bằng thép tấm chỉ nên sử dụng để gia cố sàn bê tông cốt thép trong điều kiện mặt bằng thi công rộng rãi. Ngoài ra, phương pháp này cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
1. Tại các vị trí cần dán thép tấm, bề mặt bê tông phải mài thật phẳng để lớp thép tấm có thể tiếp xúc đa diện tích bề mặt khi dán.

2. Hạn chế tối đa số lượng lỗ khoan neo giữ tấm thép vào bê tông. Vì càng khoan nhiều, sàn bê tông hiện trạng càng bị giảm yếu.

Đặc điểm của phương án này là thời gian thi công rất chậm, đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật thi công chính xác, giá thành thi công cao.
Quý khách có nhu cầu gia cố kết cấu hoặc tìm hiểu thông tin về vật liệu sợi carbon fiber hoặc tận mắt chứng kiến kiểm tra vật liệu carbon fiber và xem các thực nghiệm của chúng tôi vui lòng tham quan văn phòng của chúng tôi tại địa chỉ:
CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VNT VIỆT NAM
- Văn phòng: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: giacuongketcau@gmail.com
- Website: www.giacoketcau.com
- Xem các video clip thi công gia cố kết cấu tại dự án thực tế và thực nghiệm của chúng tôi trên 
Giacoketcau.com
Từ khóa: gia cố kết cấu, gia cố sàn, gia cố trần, sàn võng, nứt sàn, nứt trần, võng trần,
Các bài liên quan đến gia cố kết cấu
Gia cố kết cấu bằng tấm sợi carbon fiber có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp khác. Đa số mọi người quyết định sử dụng vật liệu này khi biết đặc điểm thứ 5 dưới đây.
Có nhiều phương pháp gia cố lỗ mở trên sàn hoặc trên vách bê tông. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu 2 phương án phổ biến nhất.
Gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện dụng, độ bền cao và không bị ăn mòn theo thời gian. Tuy nhiên, trước khi sử dụng chúng ta cần hiểu đầy đủ về cơ chế gia cố kết cấu của nó.
Sửa chữa, gia cố công trình bằng cách sử dụng vật liệu sợi Carbon fiber reinforced polymer (CFRP) là một phương pháp đã được áp dụng tại các nước tiên tiến từ 30 năm trở lại đây.
Carbon fiber (CFRP) là loại vật liệu chuyên dụng rất được thị trường xây dựng trên thế giới ưa chuộng sử dụng trong các giải pháp dịch vụ gia cố kết cấu, cải tạo công trình xây dựng.
Sửa chữa, gia cố công trình bằng cách sử dụng vật liệu sợi cường độ cao như sợi carbon fiber là một phương pháp có rất nhiều ưu điểm như thi công đơn giản, không cần sử dụng cốp pha, có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
Ngày nay, việc thi công gia cố công trình bằng vật liệu sợi carbon fiber (CFRP) là một phương pháp mới đã được nghiên cứu và áp dụng nhờ chất lượng tốt.
Trong những năm gần đây việc sửa chữa, gia cố, gia cường kết cấu bê tông cốt thép ngày càng được nhiều người quan tâm. Xin phép được giới thiệu bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Kỹ thuật và Môi trường về vấn đề gia cường cho cột BTCT.
Tin cùng chuyên mục
Khi kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép cần chú trọng xem xét các vết nứt và tình trạng ăn mòn cốt thép chịu lực của cột, dầm, sàn; vết nứt ngang ở phần chân và phần đỉnh cột; độ nghiêng của vì kèo và ổn định của hệ thống giằng chống ...
Đây là lần đầu tiên chính quyền thành phố Hợp Phì áp dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho cầu đường địa phương.
Nhờ khả năng chịu tải lớn, chuyển tải hiệu quả, bê tông UHPC cũng làm giảm tổng trọng lượng của công trình và giảm tổng chi phí cho việc xây dựng kết cấu.
Dầm bê tông bị nứt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và khả năng làm việc lâu dài của chúng. Hãy cùng VNT nhận diện, đánh giá nguyên nhân và biện pháp phòng chống, gia cố dầm nứt.
Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.
Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.
Tổng hợp mô tả và giải thích nguyên nhân gây nứt kết cấu cột, dầm, sàn bê tông và tường.
Không chỉ ứng dụng trong việc gia cố kết cấu, vật liệu carbon fiber còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các chi tiết cần độ mảnh và chịu lực cao hoặc tạo ra các chi tiết kiến trúc vượt nhịp lớn.
Chống ăn mòn khí tài và gia cố kết cấu bị ăn mòn bởi môi trường đang là từ khóa nóng của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo bồi đắp lấn chiếm trên biển Đông.
Gia cố kết cấu bằng tấm sợi carbon fiber có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp khác. Đa số mọi người quyết định sử dụng vật liệu này khi biết đặc điểm thứ 5 dưới đây.
Tìm kiếm
Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:
Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.
Liên hệ
Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.