Molnupiravir do Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất. Ông Lương Đăng Khoa, Tổng Giám đốc, cho biết doanh nghiệp có thể sản xuất 30-60 triệu viên molnupiravir mỗi tháng. Ngay sau khi được Bộ Y tế cấp phép molnupiravir (hôm 17/2), công ty đã bắt tay vào sản xuất, ưu tiên tăng tốc molnupiravir đồng thời vẫn đảm bảo các mặt hàng đang sản xuất để cung ứng cho thị trường.
"May mắn hiện nay việc mua nguyên liệu cho thuốc kháng virus không khó", lãnh đạo Boston nói. Công ty sẽ dựa vào nhu cầu thị trường để có kế hoạch sản xuất cụ thể hơn trong thời gian tới.
Theo ông Khoa, các chuyên gia của công ty đã nghiên cứu, cho xuất xưởng những viên thuốc đầu tiên từ tháng 9/2021, với mong muốn người dân được dùng những viên thuốc "made in Vietnam" giá cả phù hợp, chất lượng cao trong bối cảnh số ca Covid-19 liên tục tăng, molnupiravir khan hiếm. Thuốc được theo dõi độ ổn định trong điều kiện thông thường cũng như môi trường nhiệt độ, độ ẩm khắc nghiệt hơn, với các mức 30 - 40 - 60 độ C. Đến nay, kết quả ghi nhận thuốc vẫn ổn định 100% ở các điều kiện khác nhau, sau hơn 5 tháng.
Thông thường, thuốc sau khi sản xuất sẽ được kiểm nghiệm trước khi xuất xưởng, thời gian bao lâu phụ thuộc vào hoạt chất, phương pháp kiểm nghiệm. Thuốc molnupiravir của Boston tên nhãn hiệu Molravir, theo quy trình, khoảng 14 giờ sau khi bắt đầu pha chế sản xuất là có thành phẩm và kiểm nghiệm hoàn thành để xuất xưởng.
Boston Việt Nam là một trong ba doanh nghiệp ngày 17/2 được Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp thuốc kháng virus molnupiravir. Hai đơn vị còn lại là Công ty Stellapharm Việt Nam và Công ty Cổ phần Hóa - dược phẩm Mekophar. Đây là thuốc kháng virus đầu tiên điều trị Covid-19 được cấp phép tại Việt Nam.
Đại diện Công ty Stellapharm Việt Nam cho biết công suất nhà máy có thể đạt 100 triệu viên mỗi tháng cho thị trường trong nước. "Nếu nhu cầu người bệnh tăng, công ty sẽ sắp xếp tăng công suất nhưng chỉ mong điều đó không xảy ra", đại diện này nói.
Công ty Stellapharm được nhượng quyền sản xuất molnupiravir đầu tiên tại Việt Nam, tài trợ hàng triệu viên thuốc cho Bộ Y tế cấp phát miễn phí người bệnh trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ. Đầu năm nay, công ty là doanh nghiệp duy nhất Việt Nam được Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc (MPP) nhượng quyền sản xuất thuốc kháng virus molnupiravir, có thể cung cấp 105 quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
Trong khi đó, đại diện Mekophar cho biết "đợi hướng dẫn của Bộ Y tế" về giá bán, phân phối thuốc ra thị trường...
Doanh nghiệp, nhà thuốc chờ Bộ Y tế duyệt giá để bán
Các công ty đang đợi ý kiến của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phê duyệt giá, phạm vi phân phối cùng những hướng dẫn cụ thể để sớm đưa thuốc ra thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp cho biết không đặt nặng lợi nhuận, cố gắng rẻ nhất có thể để nhiều người dân được tiếp cận thuốc. Mức giá khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho các nước kém phát triển là 19,9 USD (tương đương 440.000 đồng).

Một hộp thuốc molnupiravir đóng gói 20 viên 400 mg hoặc 40 viên 200 mg được Boston dự kiến phân phối đến các nhà thuốc với giá hơn 270.000 đồng. Mức giá này được tính dựa trên chủ yếu là giá nhiên liệu và chi phí nhân công. Công ty đã ký hợp đồng với hơn 10.000 nhà thuốc trên toàn quốc để phân phối thuốc khi được phê duyệt giá.
"Công ty đề nghị các nhà thuốc bán với lợi nhuận vừa phải để người dân có thể dễ dàng tiếp cận thuốc", ông Khoa nói và mong thuốc được ra thị trường để "người dân có thể mua với giá vừa phải, biết rõ nguồn gốc xuất xứ thay vì tìm kiếm hàng trôi nổi, không rõ chất lượng với giá cao".
Trong khi đó, Stellapharm dự kiến giá bán đến tay người dùng là 250.000 đồng một hộp (một liều điều trị). Trong khi đợi hướng dẫn chính thức từ Bộ, doanh nghiệp chưa ký hợp đồng với các nhà thuốc. "Rất nhiều người liên hệ thắc mắc khi nào bán hàng, mua thuốc ở đâu, chúng tôi cũng rất nóng lòng, hy vọng sẽ có thông tin trong tuần này", đại diện doanh nghiệp nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ngày 18/2 cho biết đang xin ý kiến Thủ tướng và các cấp thẩm quyền, cho phép vừa cấp thuốc molnupiravir điều trị miễn phí tại các cơ sở y tế, cơ sở điều trị Covid-19, vừa cho các doanh nghiệp bán thuốc ra thị trường phục vụ người dân. Bộ Y tế cũng sẽ hướng dẫn chi tiết về phác đồ điều trị và cách sử dụng thuốc, quản lý chất lượng, giá thuốc bán ra thị trường. Dự kiến tuần này Bộ Y tế họp với ba doanh nghiệp được cấp phép sản xuất molnupiravir để quyết định giá bán. Tuy nhiên hiện chưa rõ thời gian diễn ra cuộc họp này.
Tính đến ngày 21/1, Bộ Y tế đã phân bổ khoảng 450.000 liều molnupiravir ở 53 địa phương. Kết quả thử nghiệm molnupiravir tại Việt Nam ghi nhận gần 100% bệnh nhân dùng thuốc có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp, không có ca tử vong.
Molnupiravir có tác dụng giảm tải lượng virus trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ trở nặng và tử vong. Bộ Y tế đã đưa molnupiravir cùng hai thuốc kháng virus khác là favipiravir, remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19. Theo đó, molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không sử dụng để dự phòng trước hoặc sau khi mắc Covid-19 hoặc điều trị khởi đầu cho bệnh nhân Covid-19 nhập viện. Liều dùng là 1.600 mg một ngày, tương đương 4 viên 400 mg hoặc 8 viên 200 mg. Như vậy, một hộp molnupiravir đủ cho một liệu trình điều trị F0.
Các bài liên quan đến covid
Thời gian qua một số người bất ngờ khi test nhanh phát hiện tái dương tính với SARS-CoV-2 trong khi mới khỏi bệnh được vài tuần hoặc vài tháng. Các chuyên gia nhận định cần sớm có đánh giá, báo cáo về việc tái nhiễm để có những ứng phó phù hợp trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
UBND TP Hà Nội vừa có Văn bản 2473/UBND-ĐT chấp thuận thêm 30 công trình trọng điểm, cấp bách được tiếp tục thi công trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Cách ly xã hội là giữ khoảng cách người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao thông, cũng chưa phải phong tỏa xã hội.
Việc bổ sung trứng theo cách này vào thực đơn ăn uống của bệnh nhân Covid-19 là điều cần thiết để cơ thể đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chống lại bệnh tật trong đại dịch.
Có nhiều quốc gia trong số này từng đối đầu với Việt Nam trong các giải bóng đá. Tuy nhiên, hầu hết những quốc gia này không giao lưu với nước ngoài hoặc rất ít khách du lịch nên WHO chưa ghi nhận ca nhiễm Coronavirus nào.
Tình hình dịch bệnh Corona làm nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng cao trên khắp thế giới, khiến người người dân lo ngại vấn nạn làm nhái các loại khẩu trang y tế. Hãy cùng VNT tìm hiểu cách cách phân biệt khẩu trang y tế giả và thật bạn cần phải biết, tránh bị lừa nhé!
Các địa phương Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ dừng mọi công trình xây dựng từ ngày 1/4 đến hết 15/4/2020 để tránh tụ tập đông người nhằm phòng chống dịch COVID-19.
Dịch Covid-19 đang giết chết hàng nghìn người trên khắp 5 châu, nhưng trong lịch sử loài người từng không ít lần 'chao đảo' vì đại dịch. Bằng thiên tính của loài mạnh nhất, con người luôn vượt qua và ngày càng trở nên mạnh hơn.
Tin cùng chuyên mục
Nhà thầu không mặn mà với dự án đầu tư công. Đơn giá nhân công 235.000 đồng/công trong khi giá thuê khoán 450.000-600.000 đồng, lương kỹ sư 2 bậc 6 triệu đồng nhưng thực tế 20 triệu đồng/tháng...
Turbine gió nổi S2x có 3 cánh quạt xoay theo trục dọc thay vì trục ngang truyền thống, có thể chịu tốc độ gió lên đến 180 km/h.
Kupi Khop là một loại cà phê độc đáo được phục vụ trong ly úp ngược trên đĩa thủy tinh và nhấm nháp qua ống hút.
Đau đầu với vấn đề nợ đọng, nhiều nhà thầu xây dựng than thở khó chồng khó, "ráo mồ hôi là hết tiền". Hiệp hội Nhà thầu xây dựng cho rằng, cần công khai danh sách đen chủ đầu tư chây ỳ thanh toán.
Giá các loại thép xây dựng tại thị trường trong nước của nhiều doanh nghiệp vừa được thông báo điều chỉnh tăng, vượt 18 triệu đồng một tấn.
Chu Quần Phi được mệnh danh là nữ tỷ phú huyền thoại của Trung Quốc. Nhà nghèo, bà nghỉ học năm 15 tuổi, khởi nghiệp năm 23 tuổi và trở thành người phụ nữ giàu nhất nước này ở tuổi 45.
Thời gian qua một số người bất ngờ khi test nhanh phát hiện tái dương tính với SARS-CoV-2 trong khi mới khỏi bệnh được vài tuần hoặc vài tháng. Các chuyên gia nhận định cần sớm có đánh giá, báo cáo về việc tái nhiễm để có những ứng phó phù hợp trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Loại bê tông mới của công ty Hà Lan có bề mặt phù hợp cho rêu phát triển, giúp tạo ra những mặt tiền xanh trong thành phố.
Mẫu bê tông mới đã cải thiện tăng 75% ở khả năng chống thấm và 44% trong việc giảm tác hại ăn mòn của muối so với các phiên bản thương mại.
Nhiều địa phương chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp.