Yêu cầu về cốt liệu của bê tông cốt sợi
- Nên dùng xi măng với chất lượng cao, tỉ lệ nước-xi măng nên trong khoảng (0,4 – 0,5).
- Kích thước lớn nhất của cốt liệu không nên quá 2/3 chiều dài của sợi thép, tốt nhất là nhỏ hơn 1/2 chiều dài của sợi thép.
- Hàm lượng (theo thể tích) sợi thép trong bê tông không nên nhỏ hơn 0,3%, nói chung nên chọn trong khoảng 0,3% - 2,0% là hiệu quả nhất về mặt kinh tế.
- Không nên dùng nước biển, cát biển để trộn bê tông cốt sợi . Cấm môi trường muối có thành phần Clorua.
- Độ linh động của hỗn hợp trộn bê tông cốt sợi thép giảm so với bê tông thông thường, độ sụt (chiều cao sụt) có thể thấp hơn từ 2cm đến 5cm so với độ sụt bê tông thông thường nếu như hàm lượng sợi trong khoảng 0,3% - 2,0%.
- Để làm tăng độ sụt trong những trường hợp cần thiết độ linh động bê tông cao hơn, có thể dùng phụ gia siêu dẻo cho hỗn hợp bê tông trộn.
- Khi dùng kỹ thuật bơm bê tông, nên dùng hệ thống đường ống có đường kính > 120mm, đường kính đều suốt đường ống, không có các đầu nối giảm đường kính.
Lưu ý về trộn bê tông cốt sợi
Trộn bê tông với kỹ thuật đúng là rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu thiết kế bê thông cốt sợi thép. Có thể dùng cả hai phương pháp trộn bằng tay hay trộn bằng máy. Trộn bằng tay như thường thấy được dùng cho công trình nhỏ. Tuy nhiên, khi yêu cầu trộn đều hơn và đối với dự án lớn thì thường trộn bằng máy.
Quá trình trộn có thể tiến hành theo trình tự sau:
1. Trước tiên, đổ đá (theo định lượng đã được thiết kế) cùng với lượng sợi thép dùng vào hỗn hợp vật liệu khô. Lượng sợi cấp vào cần được định lượng theo đúng yêu cầu thiết kế. Trộn khoảng 30 giây.
2. Đổ cát khô và xi măng (theo định lượng đã được thiết kế) vào thùng trộn đang quay. Trộn toàn bộ vật liệu trong trang thái khô mà không có chút nước nào trong vòng 2-3 phút.
3. Trong khi đang trộn, cấp vào một lượng nước vừa đủ. Lượng nước cấp vào không được quá nhiều, để tránh hiện tượng các sợi thép kết búi vào với nhau mà không phân tán đều trong bê tông như mong muốn. Trộn trong khoảng 4 - 5 phút.
Thi công bê tông cốt sợi
Trình tự tiếp theo cho quá trình chế tạo bê tông cốt sợi thép như sau:
1. Đổ (rót hay bơm) hỗn hợp bê tông (đã được trộn đều) vào khuôn hay vùng thi công. Khi đổ bê tông, cần phải đổ (rót hay bơm) liên tục và không được dừng lại để bảo đảm tính liên tục trong cấu trúc bê tông thành phẩm.
2. Dàn đều tương đối chiều dày lớp bê tông bằng dụng cụ cầm tay hay bằng thiết bị cơ giới hóa
3. Đầm bê tông bằng các phương pháp đầm trong (đầm dùi/đầm sâu) hay đầm ngoài (đầm mặt, đầm cạnh). Đầm cẩn thận để đảm bảo rằng bê tông được đặc chắc, không có các khoảng rỗng và giảm thiểu bọt bên trong. Đầm rung lắc cho hiệu quả rõ rệt nhất.
4. Làm phẳng nhẵn bề mặt bê tông bằng các dụng cụ thủ công hay cơ giới hóa, nhưng dùng tốc độ vừa phải để không kéo các sợi thép lộ ra bên trên bề mặt bê tông. Nói chung khi kích thước cốt liệu hợp lý và định lượng sợi dùng đúng thì các sợi thép sẽ nằm cách bề mặt bên trên của bê tông một khoảng cách nhất định, mà không lộ lên bên trên bề mặt bê tông.
5. Bảo dưỡng bê tông theo số ngày tuổi như đối với bê tông thông thường. Bê tông cốt sợi được bảo dưỡng như đối với bê tông thông thường. Bề mặt bê tông nên được phủ bởi các tấm sợi không dệt (tấm sợi MAT) có tác dụng giữ ẩm lâu vào mùa hè và giữ nhiệt lâu vào mùa đông.
6. Bề mặt bê tông sàn được làm nhẵn bóng và tạo màu sắc phù hợp khi dùng các phương pháp như đối với bê tông thông thường. Sau khi dỡ khuôn (cốp pha), nếu thấy cần thiết thì có thể làm sạch bề mặt bê tông rắn vốn trước đó tiếp xúc với thành khuôn hay cốp pha, nếu bề mặt này sẽ lộ ra ngoài khi bê tông làm việc. Mục đích là làm sạch
Tin cùng chuyên mục
TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.
Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.
Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.
Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.
Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.
Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.
Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.
Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.