QCVN 32:2020/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông

Đăng lúc: 11:29, Thứ Năm, 06-08-2020 - Lượt xem: 5131

Quy chuẩn này được áp dụng cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông nhằm hạn chế các thiệt hại do sét gây ra, đảm bảo an toàn cho con người và khả năng cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông.

Phạm vi điều chỉnh

Trạm viễn thông trong quy chuẩn này bao gồm các công trình sau:

- Trung tâm chuyển mạch, truyền dẫn;

- Trung tâm dữ liệu;

- Trạm thu phát sóng vô tuyến điện cố định sử dụng trong nghiệp vụ vô tuyến điện cố định, thông tin di động, hàng không, hàng hải, dẫn đường, định vị, vệ tinh, phát chuẩn, nghiệp dư;

- Đài phát thanh, đài truyền hình.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định:

- Rủi ro thiệt hại cho phép do sét gây ra đối với trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông;

- Phương pháp tính toán tần suất thiệt hại do sét gây ra đối với trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông;

- Các biện pháp chống sét bảo vệ trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông.

Biện pháp bảo vệ chống sét cho trạm viễn thông

Hệ thống LPS bên ngoài (chống sét đánh trực tiếp) phải bao gồm các thành phần cơ bản sau:

- Hệ thống điện cực thu sét;

- Hệ thống dây dẫn sét;

- Hệ thống tiếp đất;

- Kết cấu đỡ.

a) Hệ thống điện cực thu sét

- Các điện cực thu sét phải được bố trí, lắp đặt ở các vị trí sao cho nó tạo ra vùng bảo vệ che phủ hoàn toàn đối tượng cần bảo vệ. Vị trí lắp đặt của các điện cực thu sét được xác định bằng các phương pháp sau:

+ Phương pháp góc bảo vệ, phù hợp với các tòa nhà có dạng đơn giản, nhưng hạn chế về chiều cao;

+ Phương pháp quả cầu lăn, phù hợp với mọi trường hợp;

+ Phương pháp lưới, phù hợp với việc bảo vệ các bề mặt bằng phẳng.

- Các điện cực thu sét có thể sử dụng các dạng: thanh, dây, mắt lưới và kết hợp.

- Có thể dùng các thành phần bằng kim loại của công trình như tấm kim loại che phủ vùng cần bảo vệ, các thành phần kim loại của cấu trúc mái, các ống, bình chứa bằng kim loại làm các điện cực thu sét “tự nhiên”, miễn là chúng thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Có tính dẫn điện liên tục bền vững;

+ Không bị bao phủ bởi các vật liệu cách điện;

+ Không gây ra các tình huống nguy hiểm khi bị thủng hay bị nung nóng do sét đánh.

- Các điện cực thu sét có thể có kết cấu đỡ là bản thân đối tượng cần bảo vệ; Nếu dùng kết cấu đỡ bằng cột, phải làm bằng vật liệu đảm bảo độ bền cơ học, phù hợp với điều kiện khí hậu.

b) Hệ thống dây dẫn sét

- Các dây dẫn sét phải được phân bố xung quanh chu vi của công trình cần bảo vệ sao cho khoảng cách giữa hai dây không vượt quá 30 m. Trong mọi trường hợp, cần ít nhất hai dây dẫn xuống.

- Các dây dẫn sét phải được nối với hệ thống điện cực tiếp đất.

- Các dây dẫn sét phải được lắp đặt thẳng, đứng, sao cho chúng tạo ra đường dẫn ngắn nhất, thẳng nhất xuống đất và tránh tạo ra các mạch vòng. Không lắp đặt các dây dẫn sét ở các vị trí gây nguy hiểm cho con người.

c) Hệ thống tiếp đất

- Hệ thống tiếp đất bao gồm các điện cực, dây nối các điện cực và cáp nối đất.

- Hệ thống tiếp đất phải được thiết kế và có giá trị điện trở tiếp đất theo quy định trong QCVN 9:2016/BTTTT.

- Phải lựa chọn dạng điện cực tiếp đất, cấu trúc bố trí các điện cực sao cho phù hợp với điều kiện địa hình thực tế nơi trang bị tiếp đất.

- Hệ thống điện cực tiếp đất phải được liên kết với các hệ thống tiếp đất khác (nếu có) theo quy định trong QCVN 9:2016/BTTTT.

d) Vật liệu

Vật liệu và kích thước vật liệu được lựa chọn làm hệ thống chống sét đánh trực tiếp phải đảm bảo sao cho hệ thống này không bị hư hỏng do ảnh hưởng điện, điện từ của dòng sét, ảnh hưởng của hiện tượng ăn mòn và các lực cơ học khác.

e) Các điện cực thu sét, dây dẫn sét phải được cố định và liên kết với nhau một cách chắc chắn, đảm bảo không bị gãy, đứt hoặc lỏng lẻo do các lực điện động hoặc các lực cơ học khác. Các mối nối phải được đảm bảo bằng các phương pháp hàn, vặn vít, lắp ghép bằng bu lông và có số lượng càng nhỏ càng tốt.

...

QCVN 32:2020/BTTTT ban hành ngày 17/07/2020, thay thế QCVN 32:2011/BTTTT kể từ ngày 01/04/2021.

Chi tiết nội dung Quy chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 

Quý vị có nhu cầu đo điện trở đất (điện trở tiếp địa chống sét và điện trở tiếp địa an toàn của hệ thống điện động lực, điện tin hiệu) vui lòng liên hệ:

PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH LAS-XD 1043

- Địa chỉ: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội

- Điện thoại: 024.66.809.810 (giờ hành chính)

- Hotline 24/7: 098.999.6440

- Email: lasxd1043@gmail.com

Phòng Kỹ thuật

Theo dõi:

Từ khóa: quy chuẩn, công trình viễn thông, chống sét, tiếp địa,,

Các bài liên quan đến chống sét


Liên tục xảy ra các vụ sét đánh chết người ở Nghệ An

Một phụ nữ và một cụ ông đang làm đồng, không may bị sét đánh trúng, tử vong tại chỗ.


Quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong việc kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

Đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa (đo điện trở nối đất) của hệ thống chống sét là bắt buộc nhằm gia tăng sự an toàn cho người, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc kiểm tra, bảo trì nhằm giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất.


Nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới?

Vào cao điểm mùa mưa tháng 10, nơi này có thể chịu 28 cú sét trong một phút - đủ nguồn năng lượng để thắp sáng cho 100 triệu bóng đèn.


Giải mã ngôi làng ở Hà Tĩnh bị sét đánh như cơm bữa

Trong khi cơ quan chức năng chưa tìm ra nguyên nhân thì người dân nơi đây đã đưa ra vài giả thiết để lý giải về hiện tượng sét đánh.


TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2010) - Bảo vệ chống sét - Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cấu

Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin cho việc thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và thử nghiệm biện pháp bảo vệ hệ thống (SPM) điện và điện tử để giảm rủi ro hỏng vĩnh viễn do xung sét điện từ (LEMP) trong các kết cấu.


TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) - Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng

Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu để bảo vệ kết cấu chống lại hư hại bằng hệ thống bảo vệ chống sét (LPS) và để bảo vệ chống thương tổn cho sinh vật do điện áp chạm và điện áp bước ở lân cận của một LPS.


TCVN 9888-2:2013 (IEC 62305-2:2010) - Bảo vệ chống sét - Phần 2: Quản lý rủi ro

Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá rủi ro đối với một kết cấu do sét đánh xuống trái đất. Tiêu chuẩn này cho phép lựa chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo giảm thiểu rủi ro xuống bằng hoặc thấp hơn giới hạn chấp nhận được.


TCVN 8071:2009 - Công trình viễn thông - Quy tắc thực hành chống sét và tiếp đất

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với trang thiết bị chống sét, cấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông và các quy định về khảo sát, đo đạc, thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý các hệ thống chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông.


Quy định về thời gian định kỳ đo điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét

Việc đo điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét được quy định ở đâu, thời gian bao lâu thì phải đo lại, có bắt buộc hay không?


TCVN 9888-1:2013 (IEC 62305-1:2010) - Bảo vệ chống sét - Phần 1: Nguyên tắc chung

Không có thiết bị hoặc phương pháp nào có khả năng biến đổi các hiện tượng thời tiết tự nhiên đến mức mà chúng có thể ngăn chặn việc phóng sét. Đây là lý do tại sao việc áp dụng các biện pháp chống sét là cần thiết.


Trình tự đo điện trở đất - điện trở tiếp địa chống sét

Đo điện trở đất của hệ thống tiếp địa, chống sét nhằm kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống. Hệ thống tiếp địa chỉ hoạt động tốt khi điện trở nối đất đảm bảo yêu cầu theo quy định.


TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

Tiêu chuẩn này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng.


TCXDVN 46:2007 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

Tiêu chuẩn này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra những chỉ dẫn cho việc chống sét đối với các trường hợp đặc biệt như kho chứa chất nổ, những công trình tạm như cần cẩu, khán đài bằng kết cấu khung thép, và các chỉ dẫn chống sét cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử.

Tin cùng chuyên mục


QCVN 9:2016/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về tiếp đất cho các trạm viễn thông bao gồm yêu cầu đối với hệ thống tiếp đất, mạng liên kết trong tòa nhà, mạng liên kết các thiết bị và kết nối hai mạng này với nhau.


TCVN 10178:2013 - Lớp lót vữa xi măng dùng cho ống và phụ tùng ống gang dẻo

Tiêu chuẩn này quy định tính chất, phương pháp áp dụng, điều kiện bề mặt và chiều dày nhỏ nhất của các lớp lót bên trong bằng vữa xi măng cho các ống và phụ tùng nối ống bằng gang dẻo dùng cho các đường ống có áp và không có áp.


TCVN 10177:2013 - Ống gang dẻo, phụ tùng nối ống, phụ kiện bằng gang dẻo và các mối nối dùng cho các công trình dẫn nước

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử áp dụng cho các ống, phụ tùng nối ống, phụ kiện bằng gang dẻo và các mối nối của chúng dùng cho cấu tạo đường ống.


TCVN 10687-22:2018 - Tuabin gió - Phần 22: Hướng dẫn thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn và quy trình thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp của tuabin gió với các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đối với tuabin gió và trang trại gió.


TCVN 10687-21:2018 - Tuabin gió - Phần 21: Đo và đánh giá đặc tính chất lượng điện năng của tuabin gió nối lưới

Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp thống nhất để đảm bảo tính nhất quán và chính xác trong việc thực hiện, thử nqhiệm và đánh giá các đặc tính chất lượng điện năng của tuabin gió nối lưới.


TCVN 10687-1:2015 - Tuabin gió - Phần 1: Yêu cầu thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết yếu về thiết kế để đảm bảo tính toàn vẹn kỹ thuật của tuabin gió. Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp mức bảo vệ thích hợp chống hư hại do các nguy cơ bất kỳ trong suốt tuổi thọ dự kiến.


TCVN 12112:2019 - Sân bay dân dụng - Hệ thống thoát nước - Yêu cầu thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế xây dựng mới hoặc mở rộng và nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, nước ngầm sân bay dân dụng.


TCVN 6397:2010 - Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các thang cuốn và băng tải chở người lắp đặt mới (kiểu tấm nền hoặc kiểu băng).


TCVN 7628-6:2007 - Lắp đặt thang máy chở người trong các khu chung cư - Bố trí và lựa chọn

Tiêu chuẩn này quy định việc bố trí và lựa chọn lắp đặt thang máy sử dụng trong các khu chung cư nhằm đảm bảo các dịch vụ tương ứng.


TCVN 7628-3:2007 - Lắp đặt thang máy phục vụ loại V

Tiêu chuẩn này quy định những kích thước cần thiết cho việc lắp đặt thang máy phục vụ loại V - được lắp đặt cố định phục vụ những tầng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu mà người không thể đi vào được.

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu