Quy định về ghi chép Nhật ký thi công xây dựng công trình
Đăng lúc: 15:10, Thứ Hai, 13-01-2020 - Lượt xem: 62929
Nhật ký thi công xây dựng công trình là hồ sơ quan trọng trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình. Hồ sơ này được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định của Pháp luật.
Việc ghi chép, lưu trữ Nhật ký thi công xây dựng công trình là áp dụng bắt buộc đối với mỗi nhà thầu thi công, được Pháp luật quy định tại Khoản 2, Điều 10 của Thông tư số 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Nội dung cơ bản của Nhật ký thi công xây dựng công trình
Theo Khoản 3, Điều 10 của Thông tư số 26/2016/TT-BXD, Nội dung nhật ký thi công xây dựng bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
- Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
- Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lí trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
- Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
- Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.
Nếu cần các bạn có thể download mẫu Nhật ký thi công tại đây
hoặc 
Hình thức ghi chép, lưu trữ Nhật ký thi công xây dựng công trình
Theo thông lệ, các nhà thầu thường lập Nhật ký thi công bằng cách ghi chép vào một cuốn sổ hoặc tạo form trên máy tính rồi in ra đóng quyển. Cuốn sổ này được đóng giáp lai bởi nhà thầu và chủ đầu tư, nhằm tránh tình trạng thay thế, viết thêm, sửa chữa,... Hàng ngày, đơn vị thi công sẽ ghi chép các nội dung theo quy định nêu trên vào Nhật ký thi công rồi trình tư vấn giám sát, tổng thầu (nếu có), chủ đầu tư (nếu có yêu cầu),... để ký xác nhận.
Ngày nay, có một số đơn vị áp dụng phần mềm hoặc soạn Nhật ký thi công trên máy tính, hàng ngày in ra trình các đơn vị có liên quan ký xác nhận rồi lưu như các văn bản thông thường khác. Hình thức này là hoàn toàn hợp lệ và đã được đã được Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng trả lời tại đây:

Ảnh chụp màn hình nội dung trả lời của Cục Giám định tại website của Bộ Xây dựng
Phòng Kỹ thuật
Từ khóa: nhật ký thi công, bắt buộc, quy định,
Các bài liên quan đến hồ sơ chất lượng công trình
Bản vẽ hoàn công được lập như thế nào? Những cá nhân, pháp nhân nào bắt buộc phải ký vào bản vẽ hoàn công? Bài viết sau sẽ đăng lại nguyên văn giải thích của Bộ Xây dựng về vấn đề này.
Những ai được phép/không được phép/bắt buộc phải ký vào phiếu Kết quả thí nghiệm vật liệu? Câu hỏi tưởng dễ mà không dễ. Vì không phải ai cũng biết được gốc gác của quy định về vấn đề này.
Quy định về việc tập hợp và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu và hoàn công công trình.
Việc nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành thì chỉ cần nhà thầu chính ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành với tư vấn giám sát và chủ đầu tư, nhà thầu phụ có phải ký vào các biên bản này hay không?
Tin cùng chuyên mục
TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.
Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.
Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.
Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.
Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.
Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.
Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.
Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.
Tìm kiếm
Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:
Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.
Liên hệ
Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.