Để hạn chế tối đa tình trạng nứt nêu trên, kết cấu cần được giải tỏa ứng suất phát sinh do biến dạng nhiệt ẩm quá lớn, hoặc do biến dạng không thực hiện được dưới tác động của khí hậu bằng cách đặt khe co dãn. Các khe co dãn này gọi là khe co dãn nhiệt ẩm.
Phân loại khe co dãn nhiệt ẩm
Có 2 loại: khe co và khe dãn như hình dưới đây.

Khe giãn
Tại khe dãn: Bê tông và cốt thép bị cắt đứt hoàn toàn. Khi cần thiết có thể dùng kết cấu có thanh truyền lực để truyền lực qua khe. Bề rộng khe không nhỏ hơn 20 mm.
Khe dãn cần phải thông thoáng, không chứa các vật lạ làm cản chuyển dịch đầu mút bê tông khi biến dạng, như gỗ, đá, bê tông vụn, gạch vỡ, đất cát…

Khe co
Tại khe co: Tiết diện bê tông bị cắt xuống độ sâu (h). Thường độ sâu (h) không quá từ 10 mm đến 30 mm đối với kết cấu có chiều dày nhỏ (như mặt đường ô tô; sàn mái); hoặc có thể sâu hơn đối với kết cấu có chiều dày lớn (như tường chắn đất). Cốt thép có thể đi qua khe này. Bề rộng (b) của vết cắt khoảng 10 mm. Có thể xảm hoặc không xảm ma tít vào vết cắt tùy theo yêu cầu của khe.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của khe và mỹ quan của kết cấu, vết cắt bê tông ở khe co có thể ở 1 mặt (như đối với sàn) hoặc 2 mặt (như đối với tường) của kết cấu.
Nguyên tắt đặt khe co dãn nhiệt ẩm
a. Khe dãn được đặt các vị trí nhằm tạo điều kiện để kết cấu bê tông dễ dàng chuyển dịch đầu mút tại khe khi biến dạng co nở theo thời tiết. Khe dãn thường được kết hợp tại các vị trí kết cấu có dầm hoặc cột chịu lực. Khe dãn thường được đặt tại các vị trí như sau:
- Các vị trí cắt ngắn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (mái nhà, tường nhà, đường ô tô, sân bãi…).
- Các nóc nhà mái dốc bằng bê tông cốt thép.
- Các vị trí tiếp giáp tường nhà cao với mái nhà thấp.
- Các vị trí tiếp giáp với kết cấu xuyên qua mái.
- Nơi tiếp giáp bê tông chống thấm mái với tường chắn mái.
- Nơi tiếp giáp mặt đường ô tô với vỉa hè phố và các vị trí bị chặn dãn nở khác.
b. Khe co được đặt tại các vị trí tạo cho kết cấu có thể phát sinh vết nứt chủ động để giải tỏa ứng suất do biến dạng co nở theo thời tiết. Khe co thường được đặt ở những vị trí như sau:
- Cắt ngắn chiều dài bê tông đường ô tô, sân bãi.
- Cắt ngắn các mái hắt (ô văng) quá dài.
- Cắt ngắn các máng nước (sê nô) quá dài.
- Góc các sê nô.
- Cắt ngắn tường bê tông quá dài.
- Cắt các mái dốc bê tông quá dài hoặc các kết cấu mái dạng siêu tĩnh.
- Giữa độ cao các vòm bê tông cốt thép.
Quy định về khoảng cách giữa các khe co dãn
Khoảng cách khe co dãn nhiệt ẩm (Lmax): Đối với kết cấu có mặt thoáng lớn, chịu tác động của khí hậu nên đặt khoảng cách tối đa như sau:
a. Đối với khe dãn
- Lmax bằng từ 6 m đến 9m: Kết cấu bê tông không cốt thép hoặc có cốt thép cấu tạo chịu tác động trực tiếp của khí hậu (Bê tông chống thấm mái, đường ô tô, sân bãi …).
- Lmax bằng 18 m: Kết cấu bê tông không cốt thép hoặc có thép cấu tạo, được che chắn bởi bức xạ mặt trời (Lớp bê tông chống thấm mái có chống nóng phía trên …).
- Lmax bằng 35 m: Kết cấu bê tông cốt thép chịu tác động trực tiếp bởi bức xạ mặt trời.
- Lmax bằng 50 m: Kết cấu bê tông cốt thép được che chắn bởi bức xạ mặt trời (như sàn, mái được chống nóng, tường trong nhà, tường hầm …).
b. Đối với khe co
- Lmax bằng từ 6 m đến 9 m: Cho mọi kết cấu bê tông cốt thép chịu tác động trực tiếp của khí hậu.
- Lmax bằng một phần hai chiều cao vòm: Kết cấu mái dạng vòm bê tông cốt thép. (Đối với các kết cấu vỏ có khẩu độ lớn vị trí đặt khe co cần được tính toán cụ thể để quyết định).
Toàn bộ quy định nêu trên được trích dẫn từ tiêu chuẩn TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm
Các bài liên quan đến bê tông nứt
Dầm bê tông bị nứt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và khả năng làm việc lâu dài của chúng. Hãy cùng VNT nhận diện, đánh giá nguyên nhân và biện pháp phòng chống, gia cố dầm nứt.
Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.
Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.
Tổng hợp mô tả và giải thích nguyên nhân gây nứt kết cấu cột, dầm, sàn bê tông và tường.
Có nhiều nguyên nhân gây ra vết nứt trên cấu kiện dầm sàn bê tông, một số trong đó có thể được tránh và loại bỏ quả bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vết nứt trong kết cấu bê tông nói chung và cấu kiện dầm sàn nói riêng là một vấn đề phổ biến thường gặp trong quá trình xây dựng. Vết nứt không tự sinh ra nhưng cũng không thể tránh được một cách hiệu quả.
Có lẽ không ít kiến trúc sư, chủ đầu tư đau đầu vì trót thi công dầm bẹt để tăng chiều cao thông thủy tầng nhưng bị nứt.
Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thông thường, có diện tích mặt thoáng lớn, được thi công theo công nghệ thông thường và làm việc trong điều kiện tác động trực tiếp của yếu tố khí hậu nóng ẩm, nhằm hạn chế nứt mặt bê tông hoặc nứt kết cấu trong quá trình đóng rắn và sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.
Chất lượng vật liệu, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan đến chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy cần được kiểm soát chặt chẽ trước khi sử dụng cho công trình.
Việc đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án thuộc diện thuê nhà xưởng đang là chủ đề nóng trong thời gian gần đây.
Với những công trình có chiều sâu ép cọc lớn, cần nối nhiều đoạn cọc mới đảm bảo chiều sâu và lực ép theo thiết kế. Do đó việc nối các đoạn cọc bằng phương pháp hàn là bắt buộc.
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là suất vốn đầu tư) là mức chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình mới tính theo một đơn vị diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình.
Hầu hết mọi kỹ sư khi kiểm tra thép xây dựng đều biết thép có các mác được ký hiệu là CB240 - 300 - 400 - 500 và thậm chí còn có tận thép CB600. Vì vậy, hãn hữu lắm mới gặp trường hợp thép có ký hiệu S (hoặc S4) khiến mọi người ngã ngửa.
Các tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc hầu hết các lĩnh vực phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Vậy Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có phải xin cấp chứng chỉ hay không? Hãy cùng VNT đi tìm lời giải cho vấn đề này nhé.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng được Quốc hội thông qua quy định rõ 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, trong đó có nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay còn nhiều cách hiểu khác nhau khi thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực trật tự xây dựng. Đó là buộc tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?
Tình huống này ít gặp nên gây lúng túng cho cả chủ đầu tư và tổng thầu. Tuy nhiên, vấn đề này đã được quy định rất cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.