Sợi thép (Steel fiber)
Các đoạn thép ngắn dạng sợi thích hợp để trộn đều trong hỗn hợp bê tông hoặc vữa, gồm các loại sau: sợi trơn hoặc biến dạng từ dây thép vuốt nguội, sợi trơn hoặc biến dạng từ thép tấm, sợi hình thành từ thép nóng chảy, sợi nghiền cắt.
Sợi được uốn cong, làm dẹt, hoặc được tạo nhám để tăng tính bám dính cơ học với xi măng trong bê tông hoặc vữa.
Yêu cầu kỹ thuật ngoại quan
Cho phép có các vết nứt hoặc mối nối và các bất thường trên bề mặt sợi nếu cường độ chịu kéo không thấp hơn mức yêu cầu của tiêu chuẩn này và không ảnh hưởng xấu đến khả năng trộn đều trong hỗn hợp bê tông.
Cho phép có gỉ, vảy cán hoặc các lớp phủ khác nếu các sợi riêng lẻ sẽ tách rời khi trộn trong hỗn hợp bê tông theo TCVN 12393:2018 và cường độ chịu kéo, khả năng chịu uốn không thấp hơn mức yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Nếu sợi thép có lớp phủ (ví dụ, phủ lớp kẽm), thì nhà sản xuất phải công bố loại và lượng đặc trưng của lớp phủ tính theo g/m2, chức năng của lớp phủ và phương pháp kiểm tra.
Yêu cầu về tính chất cơ học
1. Cường độ chịu kéo
Cường độ chịu kéo (Rm) của sợi theo giá trị công bố của nhà sản xuất và được xác định theo TCVN 197-1:2014 với các sai lệch cho phép dưới đây.
- Sợi loại I và sợi loại V, cường độ chịu kéo được xác định từ dây gốc trước khi biến dạng. Mức sai lệch cho phép so với giá trị công bố là 15% cho từng giá trị riêng lẻ, 7,5% cho giá trị trung bình. Có ít nhất 95% kết quả riêng lẻ thỏa mãn mức sai lệch quy định.
- Sợi loại II, cường độ chịu kéo được xác định từ thép tấm gốc trước khi biến dạng. Mức sai lệch cho phép so với giá trị công bố là 15% cho từng giá trị riêng lẻ, 7,5% cho giá trị trung bình. Có ít nhất 95% kết quả riêng lẻ thỏa mãn mức sai lệch quy định.
- Sợi loại III, loại IV cường độ chịu kéo được xác định từ sợi có chiều dài sao cho sau khi kẹp vào má kẹp của máy kéo, khoảng cách giữa các má kẹp ít nhất bằng 20 mm. Các loại sợi này có tiết diện không đồng đều, do đó khi kéo sợi sẽ bị đứt ở nơi có tiết diện nhỏ nhất. Xác định cường độ chịu kéo danh nghĩa bằng cách chia lực kéo lớn nhất khi thử kéo cho tiết diện được tính từ đường kính tương đương.
Nhà sản xuất có thể xác định tiết diện tại vị trí đứt bằng phương pháp quang học, khi đó cường độ chịu kéo được xác định bằng cách chia lực kéo lớn nhất khi thử kéo cho tiết diện tại vị trí đứt. Nhà sản xuất có thể công bố giá trị này kèm theo độ chính xác của số đo tiết diện.
Đối với sợi loại III và loại IV nhà sản xuất có thể công bố giá trị cường độ chịu kéo nhỏ nhất và phải có ít nhất 90 % giá trị riêng lẻ phù hợp với giá trị này.
2. Khả năng chịu uốn
Có ít nhất 90% số sợi thử nghiệm vẫn giữ nguyên vẹn, không bị gãy khi uốn quanh trục có đường kính quy định.
Lấy mẫu và số lượng mẫu thử nghiệm
Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo lô với số lượng tối thiểu 30 sợi cho 1 phép thử.
...
TCVN 12392-1:2018 được biên soạn dựa trên cơ sở ASTM A820/A820M-16 và BS EN 14889-1:2006.
Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây:
Tin cùng chuyên mục
Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng khi xây dựng mới, xây dựng lại nhà chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.
Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch đô thị - nông thôn.
Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu bao che làm từ Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép dùng làm tường, vách ngăn trong các công trình xây dựng.
Tiêu chuẩn này quy định tải trọng và tác động dùng để thiết kế kết cấu của nhà và công trình xây dựng (từ đây gọi là công trình), bao gồm phần kết cấu (kể cả phần ngầm) và nền móng công trình.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo căn hộ lưu trú, bao gồm: Công trình căn hộ lưu trú; Khối căn hộ lưu trú trong nhà chung cư hốn hợp; Khối căn hộ lưu trú trong công trình công cộng đa chức năng.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà thương mại liên kế (hay còn gọi là Shophouse).
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo văn phòng kết hợp lưu trú, bao gồm: Công trình văn phòng kết hợp lưu trú; Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong nhà chung cư hốn hợp; Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong công trình công cộng đa chức năng.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo biệt thự nghỉ dưỡng trong khuôn viên đất của khách sạn nghỉ dưỡng.