Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng chung cho các cấu kiện và công trình, trong đó bao gồm cả công trình được thiết kế theo nguyên tắc điều hợp mô đun.
Tiêu chuẩn này nằm trong hệ thống tiêu chuẩn về dung sai và sự trùng khớp, dùng để:
- Đánh giá và cho phép sử dụng trong thiết kế các thay đổi về kích thước và vị trí;
- Ghi rõ các dung sai trong các yêu cầu kỹ thuật;
- Đo kiểm tra kích thước và hình dáng của các cấu kiện và công trình trong quá trình chế tạo và xây dựng.
Quy định chung
1. Khi xây dựng công trình phải kiểm tra về công nghệ lắp ráp, yêu cầu thi công và chi phí xây dựng. Nên chú ý đến các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực dung sai và sự trùng khớp.
2. Việc thi công lắp ráp các cấu kiện lớn có kích thước khác nhau trên công trường bằng các thao tác đo đạc và định vị có thể gây nên những thay đổi đáng kể so với kích thước và hình dạng thiết kế (sai lệch phát sinh). Ngoài ra cần quan tâm sự thay đổi kích thước do vận chuyển và thay đổi kích thước vật liệu có nguyên nhân là các điều kiện lý, hóa bên trong cũng như bên ngoài (sai lệch vốn có).
3. Việc thiết kế các mối nối phải xét đến dung sai khi chế tạo cấu kiện và xây dựng công trình để tạo được tính linh hoạt theo kích thước yêu cầu.
Điều này không có nghĩa là tất cả các mối nối đều xét đến dung sai, mà chỉ dự phòng dung sai cho các mối nối giữa các cấu kiện riêng biệt hay cho các mối nối đặc biệt ở khoảng trung gian để đảm bảo các sai lệch cho phép tại một số điểm.
Ngoài ra, cần phải xem xét dung sai khi có sự ảnh hưởng của thay đổi kích thước trong kết cấu, thẩm mỹ, tính pháp lý và công năng sao cho đạt được chất lượng tổng thể theo yêu cầu.
4. Cần phân tích các sai lệch về chiều rộng mối nối khi xác định kích thước thực của cấu kiện để có thể áp dụng kỹ thuật liên kết mối nối với sự linh hoạt nhất định về kích thước. Điều này áp dụng cả đối với các cấu kiện tiêu chuẩn và các cấu kiện được đặt làm theo yêu cầu riêng. Cũng cần kiểm tra sự phù hợp của cấu kiện tiêu chuẩn để sử dụng kỹ thuật liên kết này hay kỹ thuật liên kết khác ở các vị trí cụ thể trong thiết kế công trình với mục đích đảm bảo trong mọi trường hợp có thể lắp ráp các cấu kiện mà không xảy ra các vấn đề về “không lắp vừa” và các mối nối đáp ứng đúng yêu cầu.
Nếu phân tích các sai lệch phát sinh theo nguyên tắc thống kê thì sẽ phải chấp nhận một mức giới hạn về việc “không lắp vừa” nào đó trong thiết kế. Mức độ đó tùy thuộc vào loại cấu kiện và kỹ thuật tạo ra các mối nối.
Yêu cầu kỹ thuật của dung sai là xác định giới hạn của các sai lệch được phép phát sinh trong thiết kế phải gắn với các phương pháp đo có thể dùng để thử nghiệm sự phù hợp với các quy định kỹ thuật.
Các yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra dung sai phải quy về các điều kiện chuẩn trong đo lường, để xét được ảnh hưởng của sai lệch tất yếu đối với kích thước thực tế. Dung sai có thể quy định thành các cấp, có liên quan đến phương pháp xây dựng (vật liệu, quy trình và kỹ thuật) và mức độ yêu cầu cần đạt về độ chính xác.
Tuy nhiên, cần kiểm tra tính tương thích về kích thước của cấu kiện sử dụng ở các vị trí cụ thể ngay cả khi dung sai đó nằm trong một cấp do yếu tố phức tạp và các yếu tố đặc thù chi phối sự phân độ sai lệch.
...
Bộ TCVN 9259 dưới tiêu đề chung là “Dung sai trong xây dựng công trình” bao gồm những phần sau:
- TCVN 9259-1:2012, Phần 1: Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 9259-8:2012, Phần 8: Kiểm tra kích thước và kiểm soát thi công.
Ghi chú: Đến thời điểm đăng bài viết này, Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn chưa công bố các Phần 2 đến 7 của bộ tiêu chuẩn này.
Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây:
Tin cùng chuyên mục
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử thuỷ tĩnh nghiệm thu tại hiện trường đối với hệ thống đường ống gang dẻo có hoặc không có áp suất đã được lắp đặt để vận chuyển nước và các chất lỏng khác.
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của ống kim loại có mặt cắt ngang tròn bằng thử nén bẹp. Phương pháp này cũng được sử dụng để phát hiện khuyết tật trong ống.
Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông.
Tiêu chuẩn này quy định trình tự thí nghiệm để xác định chỉ số CBR của vật liệu sử dụng làm nền, móng đường (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối tự nhiên…) trong phòng thí nghiệm trên mẫu vật liệu đã được chế bị.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các chỉ tiêu cơ, lý, hóa trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường của dung dịch bentonite sử dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn này qui định cách lấy mẫu và điều hòa mẫu cho tất cả các loại vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp; màng địa kỹ thuật và lưới địa kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này quy định sử dụng cát tự nhiên, mịn, làm cốt liệu cho bê tông và vữa xây dựng.