TCVN 9356:2012 - Phương pháp điện từ xác định chiều dầy lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông
Đăng lúc: 16:04, Thứ Ba, 18-02-2014 - Lượt xem: 9464
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính của cốt thép đặt trong bê tông.
Thiết bị, dụng cụ
Có hai dạng máy đo dùng nguồn pin (ắc quy) hoặc nguồn điện xoay chiều thông dụng:
- Máy đo với chỉ thị dạng kim chỉ.
- Máy đo với chỉ thị số.
Máy đo có những bộ phận chính như: đầu dò, bộ hiển thị và cáp nối giữa hai bộ phận này. Khi đầu dò được di chuyển nhẹ nhàng và luôn giữ tiếp xúc trên bề mặt bê tông, bộ hiển thị sẽ chỉ ra sự có mặt của cốt thép bằng các tín hiệu số hoặc kim chỉ thị.
Để đọc được trực tiếp chiều dày chỉ thị của lớp bảo vệ cốt thép, các thang đo phải được hiệu chuẩn. Độ chính xác của phép đo chiều dày lớp bê tông bảo vệ trên dải đo của máy khi hiệu chuẩn đạt ± 5% hoặc ± 2 mm.
Kiểm tra trên bê tông
- Chuẩn bị vị trí kiểm tra trên cấu kiện bê tông cốt thép.
Bề mặt bê tông của vùng kiểm tra cần phẳng và nhẵn, những chỗ gồ ghề cần mài phẳng bằng máy mài cầm tay.
- Xác định vị trí và đường kính cốt thép.
Đầu dò được dịch chuyển một cách có hệ thống trên mặt bê tông và tại vị trí cốt thép được chỉ ra, đầu dò được đi cho tới khi ở đó chỉ thị máy thể hiện là đã đạt đến giá trị cực đại của trường điện tử. Trục của cốt thép được xác định là nằm trong mặt phẳng chứa đường thẳng đi qua tâm đầu dò.
Trong các điều kiện lý tưởng, khi các yếu tố hiện trường không ảnh hưởng nhiều đến số đọc của máy thì khi biết được đường kính thanh thép, có thể đo được chiều dày lớp bảo vệ, ngược lại, nếu biết được chiều dày lớp bảo vệ, có thể xác định được đường kính cốt thép.
Đối với máy đo chỉ thị số và có các đầu dò đường kính: sau khi xác định được vị trí của trục thanh thép bằng đầu dò vị trí (Spot probe), sử dụng đầu dò đường kính để tiến hành đo theo chỉ dẫn của nhà sản xuất máy. Khi đã xác định được đường kính thanh thép, sử dụng lại đầu dò vị trí (Spot probe) để xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ với số liệu đường kính tương ứng. Tuy nhiên độ chính xác của quy trình đo này vẫn phụ thuộc vào thiết bị đo, khoảng đo của máy và các yếu tố hiện trường khác.
Phép đo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, đối với các cốt thép có lớp bảo vệ nhỏ hơn 100 mm phải đạt độ chính xác ± 5 mm.
...
TCVN 9356:2012 được chuyển đổi từ TCXD 240:2000.
Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây: 
Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043
Từ khóa: tiêu chuẩn, thí nghiệm, xác định, bê tông bảo vệ, chiều dày, cốt thép, vị trí, đường kính,
Các bài liên quan đến thí nghiệm - kiểm định kết cấu bê tông cốt thép
Tiêu chuẩn này quy định quy trình xác định chiều dày của bản bê tông, mặt đường bê tông, bản mặt cầu, tường hoặc các kết cấu dạng bản khác bằng phương pháp phản xạ xung va đập.
Tiêu chuẩn này hướng dẫn phương pháp đo điện thế cốt thép nằm trong bê tông nhằm kiểm tra khả năng bị ăn mòn.
Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định hướng dẫn cách kiểm tra đánh giá độ bền hoặc mức độ tải an toàn của các bộ phận kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình bằng phương pháp chất tải tĩnh tại hiện trường.
Tin cùng chuyên mục
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử thuỷ tĩnh nghiệm thu tại hiện trường đối với hệ thống đường ống gang dẻo có hoặc không có áp suất đã được lắp đặt để vận chuyển nước và các chất lỏng khác.
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của ống kim loại có mặt cắt ngang tròn bằng thử nén bẹp. Phương pháp này cũng được sử dụng để phát hiện khuyết tật trong ống.
Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông.
Tiêu chuẩn này quy định trình tự thí nghiệm để xác định chỉ số CBR của vật liệu sử dụng làm nền, móng đường (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối tự nhiên…) trong phòng thí nghiệm trên mẫu vật liệu đã được chế bị.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các chỉ tiêu cơ, lý, hóa trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường của dung dịch bentonite sử dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn này qui định cách lấy mẫu và điều hòa mẫu cho tất cả các loại vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp; màng địa kỹ thuật và lưới địa kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này quy định sử dụng cát tự nhiên, mịn, làm cốt liệu cho bê tông và vữa xây dựng.
Tìm kiếm
Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:
Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.
Liên hệ
Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.