Tổng hợp các nguyên nhân gây nứt kết cấu bê tông
Đăng lúc: 11:42, Thứ Sáu, 30-06-2017 - Lượt xem: 19732
Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông.
Các vết nứt trông thấy bằng mắt thường tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của các tác nhân xâm thực vào bê tông và tiếp cận cốt thép hay các thành phần của cấu trúc xây dựng và dẫn đến huỷ hoại cấu trúc công trình.
Tác động của hiện tượng nứt bê tông đến độ bền (tuổi thọ) của bê tông, đặc biệt là kết hợp với xâm thực, tổn hại nghiêm trọng đến kết cấu bê tông.
Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số kiểu nứt thông dụng của bê tông do tác động của môi trường, vật liệu và phương pháp thi công; cách phân biệt các loại nứt này dựa trên biểu hiện ngoại quan trước khi đóng rắn và sau khi đóng rắn.
TT |
Kiểu nứt |
Dạng nứt |
Nguyên nhân chính |
Thời gian xuất hiện |
1 |
Sa lắng |
Quanh khu vực cốt thép |
Bê tông trộn thừa nước hoặc đầm quá lâu |
10 phút - 3 giờ |
2 |
Co dẻo |
Theo đường chéo hay rải rác, không có quy luật |
Bê tông bị bay hơi nước quá nhanh |
30 phút - 6 giờ |
3 |
Giãn, co nhiệt |
Nứt ngang kết cấu |
Bê tông quá nóng do phụ gia, xi măng thủy hóa mạnh |
1 ngày - 2,3 tuần |
4 |
Co khô |
Nứt ngang theo vùng hay mạng rộng |
Phân vùng kết cấu bê tông quá lớn do đặt sai khe co giãn |
Vài tuần đến vài tháng |
5 |
Cốt thép bị rỉ |
Phía ngoài cốt thép |
Lớp bê tông bảo vệ quá mỏng, bê tông bị thâm nhập ion clo |
2 năm trở lên |
6 |
Phản ứng kiềm cốt liệu |
Vùng hay vết nứt kéo dài dọc theo phía ứng suất kém |
Cốt liệu hoạt tính + Hydroxit kiềm + Độ ẩm |
Thường xuất hiện sau 5 năm, cũng có thể là sau vài tuần nếu cốt liệu có hoạt tính cao |
7 |
Xâm thực Sunfat |
Nứt theo vùng |
Sunfat trong hay ngoài bê tông thúc đẩy hình thành ettringit |
1 - 5 năm |
(*) Các bạn có thể xem hoặc download hình ảnh của bảng tổng hợp vết nứt bê tông tại đây 
Các vết nứt xảy ra trước khi bê tông đóng rắn chủ yếu do sa lắng, các dịch chuyển trong lúc thi công, bay hơi nước thường được gọi là nứt dẻo. Nứt dẻo có thể được hạn chế phần lớn khi thiết kế cấp phối, quá trình đổ bê tông, dưỡng hộ.
Các vết nứt xảy ra sau khi bê tông đóng rắn có thể do nhiều nguyên nhân. Có thể do tác động cơ học, chênh lệch độ ẩm và nhiệt, phản ứng hoá học của các thành phần vật liệu xung khắc (ví dụ phản ứng kiềm - cốt liệu) hay do tác động môi trường ...
Trường hợp các vết nứt hình thành do quá tải hoặc thiết kế sai hoặc thi công đặt thiếu, sai cốt thép sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết khác.
Quý khách có nhu cầu gia cố kết cấu bê tông bị nứt hoặc tìm hiểu thông tin về vật liệu sợi carbon fiber hoặc tận mắt chứng kiến kiểm tra vật liệu carbon fiber và xem các thực nghiệm của chúng tôi vui lòng tham quan văn phòng của chúng tôi tại địa chỉ:
CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VNT VIỆT NAM
- Văn phòng: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: giacuongketcau@gmail.com
- Website: www.giacoketcau.com
- Xem các video clip thi công gia cố kết cấu tại dự án thực tế và thực nghiệm của chúng tôi trên 
Phòng Kỹ thuật
Từ khóa: bê tông, nứt, nguyên nhân,
Các bài liên quan đến bê tông nứt
Quá trình phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông là do biến dạng cứng của bê tông quá lớn làm cho ứng suất kéo phát sinh vượt quá giới hạn kéo cho phép của bê tông. Biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng đến một số năm sau khi đổ bê tông.
Dầm bê tông bị nứt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và khả năng làm việc lâu dài của chúng. Hãy cùng VNT nhận diện, đánh giá nguyên nhân và biện pháp phòng chống, gia cố dầm nứt.
Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.
Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.
Tổng hợp mô tả và giải thích nguyên nhân gây nứt kết cấu cột, dầm, sàn bê tông và tường.
Có nhiều nguyên nhân gây ra vết nứt trên cấu kiện dầm sàn bê tông, một số trong đó có thể được tránh và loại bỏ quả bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vết nứt trong kết cấu bê tông nói chung và cấu kiện dầm sàn nói riêng là một vấn đề phổ biến thường gặp trong quá trình xây dựng. Vết nứt không tự sinh ra nhưng cũng không thể tránh được một cách hiệu quả.
Có lẽ không ít kiến trúc sư, chủ đầu tư đau đầu vì trót thi công dầm bẹt để tăng chiều cao thông thủy tầng nhưng bị nứt.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thông thường, có diện tích mặt thoáng lớn, được thi công theo công nghệ thông thường và làm việc trong điều kiện tác động trực tiếp của yếu tố khí hậu nóng ẩm, nhằm hạn chế nứt mặt bê tông hoặc nứt kết cấu trong quá trình đóng rắn và sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.
Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.
Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.
Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.
Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.
Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.
Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.
Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.
Tìm kiếm
Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:
Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.
Liên hệ
Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.