Tổng hợp các tình huống gây nứt dầm bê tông

Đăng lúc: 15:42, Thứ Hai, 04-11-2019 - Lượt xem: 37563

Dầm bê tông bị nứt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và khả năng làm việc lâu dài của chúng. Hãy cùng VNT nhận diện, đánh giá nguyên nhân và biện pháp phòng chống, gia cố dầm nứt.

Trong bài viết này, VNT chỉ nêu các tình huống nứt của những dầm có sơ đồ chịu tải phổ biến - có 2 đầu dầm được kê lên gối - chịu uốn theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới.

Trường hợp dầm bị nứt có sơ đồ làm việc khác như con-xon, dầm móng, ... sẽ được đề cập trong các bài viết khác.

Dầm nứt do không đủ khả năng chịu uốn

Trong trường hợp này các vết nứt sẽ xuất hiện ở vùng giữa nhịp dầm (giữa 2 gối kê dầm), vết nứt nhìn rõ nhất ở mặt đáy dầm rồi lan dần lên 2 bên thành dầm.

Hình thái vết nứt giữa dầm thường xảy ra với các dầm vượt nhịp lớn (từ 5m trở lên), những dầm có chiều cao làm việc nhỏ nhằm tăng không gian thông thủy sử dụng (như dầm bẹt), những dầm chịu tải trọng sử dụng lớn hơn tải trọng khi tính toán thiết kế.

Biện pháp phòng ngừa: bố trí đủ cốt thép dọc chịu lực phía dưới dầm, đồng thời lựa chọn chiều cao tiết diện dầm hợp lý.

Biện pháp khắc phục: Trong điều kiện kiến trúc công trình cho phép, hãy xây thêm bức tường hoặc cột đỡ phía dưới dầm. Còn nếu muốn gia cố dầm nhưng không làm ảnh hưởng đến kiến trúc công trình bạn hãy sử dụng phương pháp gia cố bằng tấm các bon cường độ cao (carbon fiber - CFRP).

Dầm bê tông bị nứt do lực cắt

Khi kết cấu dầm bê tông không đủ khả năng chịu lực cắt, các vết nứt sẽ xuất hiện ở bụng dầm vùng gần 2 đầu gối tựa hoặc nút giao dầm. Các vết nứt do lực cắt phát triển theo phương chéo từ gối tựa lên mặt trên dầm.

Để khắc phục tình trạng này, cốt đai dầm ở khu vực này phải được bố trí đủ nhánh đai và đủ số lượng đai theo tính toán. Trong trường hợp lực cắt lớn, cần bổ sung thêm thép "vai bò" để tăng cường khả năng chịu cắt.

Vết nứt do cốt thép dầm bị ăn mòn

Thông thường, mặt trên dầm thường có sàn bê tông, vì vậy cốt thép chịu lực lớp trên dầm được bảo vệ tốt hơn, tránh được xâm thực của môi trường (không khí, độ ẩm, nước biển, ăn mòn hóa học).

Ngược lại, cốt thép chịu lực phía dưới bụng dầm chỉ được bảo vệ bởi lớp bê tông bảo vệ và vữa trát. Tuy nhiên, trên thực tế do chiều dày lớp bê tông bảo vệ không đảm bảo nên cốt thép chịu lực vùng dưới dầm sẽ bị ăn mòn.

Khi đó dầm sẽ xuất hiện những vết nứt ở mặt dưới và hông dầm, theo phương dọc dầm trùng với vị trí cốt thép dọc dầm.

Dầm bị nứt do cốt thép bị ăn mòn hóa chất

Để ngăn chặn tình trạng này, ngay từ lúc thiết kế và thi công phải bố trí chiều dày lớp bê tông bảo vệ tăng lên phù hợp với tính chất xâm thực của môi trường.

Trong trường hợp dầm đã bị nứt do cốt thép cần bị ăn mòn, cần gia cố dầm bằng cách đục bỏ toàn bộ những mảng bê tông bị nứt, đánh rỉ cốt thép, đắp vá lại dầm bằng vữa cường độ cao chuyên dụng, sau đó bọc toàn bộ dầm bằng tấm các bon cường độ cao (carbon fiber - CFRP).

Dầm nứt do bê tông vùng nén bị phá hoại

Đây là hình thái phá hoại dầm khó chữa nhất. Những vết nứt kiểu này ở vùng giữa dầm nhưng chỉ xuất hiện hai bên hông dầm chứ không có ở đáy dầm.

Nguyên nhân do cốt thép và bê tông phía trên dầm không đủ khả năng chịu nén.

Để gia cố dầm bị nứt kiểu này, cần tăng cường lớp thép dọc phía trên dầm hoặc đổ thêm bê tông mặt trên dầm sàn. Tất nhiên, cần có tính toán chi tiết để đảm bảo tính làm việc đồng thời của bê tông cũ và bê tông mới phía trên mặt dầm.


Quý khách có nhu cầu gia cố dầm hoặc tìm hiểu thông tin về vật liệu sợi carbon fiber hoặc tận mắt chứng kiến kiểm tra vật liệu carbon fiber và xem các thực nghiệm của chúng tôi vui lòng tham quan văn phòng của chúng tôi tại địa chỉ:

CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG VNT VIỆT NAM

- Văn phòng: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội

- Điện thoại liên hệ: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440

- Email: giacuongketcau@gmail.com

- Website: www.giacoketcau.com

- Xem các video clip thi công gia cố kết cấu tại dự án thực tế và thực nghiệm của chúng tôi trên 

Giacoketcau.com

Theo dõi:

Từ khóa: nứt dầm, võng dầm, gia cố dầm,

Các bài liên quan đến bê tông nứt


Quy định về việc cắt mạch khe co, khe dãn của bê tông đường, sân, nền nhà

Quá trình phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông là do biến dạng cứng của bê tông quá lớn làm cho ứng suất kéo phát sinh vượt quá giới hạn kéo cho phép của bê tông. Biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng đến một số năm sau khi đổ bê tông.


Hình dáng và nguyên nhân các loại vết nứt cột bê tông cốt thép

Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.


Xử lý sàn bê tông bị nứt võng như thế nào?

Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.


Giải mã vết nứt trên kết cấu công trình

Tổng hợp mô tả và giải thích nguyên nhân gây nứt kết cấu cột, dầm, sàn bê tông và tường.


Biện pháp phòng tránh và ngăn chặn vết nứt trong kết cấu dầm sàn bê tông

Có nhiều nguyên nhân gây ra vết nứt trên cấu kiện dầm sàn bê tông, một số trong đó có thể được tránh và loại bỏ quả bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.


Đau đầu với vết nứt trên kết cấu dầm sàn

Vết nứt trong kết cấu bê tông nói chung và cấu kiện dầm sàn nói riêng là một vấn đề phổ biến thường gặp trong quá trình xây dựng. Vết nứt không tự sinh ra nhưng cũng không thể tránh được một cách hiệu quả.


Dầm bẹt - Đẹp nhưng hay nứt

Có lẽ không ít kiến trúc sư, chủ đầu tư đau đầu vì trót thi công dầm bẹt để tăng chiều cao thông thủy tầng nhưng bị nứt.


Tổng hợp các nguyên nhân gây nứt kết cấu bê tông

Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông.


TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thông thường, có diện tích mặt thoáng lớn, được thi công theo công nghệ thông thường và làm việc trong điều kiện tác động trực tiếp của yếu tố khí hậu nóng ẩm, nhằm hạn chế nứt mặt bê tông hoặc nứt kết cấu trong quá trình đóng rắn và sử dụng.

Tin cùng chuyên mục


16 dấu hiệu nguy hiểm của kết cấu bê tông cần được gia cố ngay

Khi kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép cần chú trọng xem xét các vết nứt và tình trạng ăn mòn cốt thép chịu lực của cột, dầm, sàn; vết nứt ngang ở phần chân và phần đỉnh cột; độ nghiêng của vì kèo và ổn định của hệ thống giằng chống ...


[Hi hữu] - Gia cố cầu bằng xe tải nặng để chống lũ

Đây là lần đầu tiên chính quyền thành phố Hợp Phì áp dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn cho cầu đường địa phương.


Bê tông cường độ siêu cao UHPC là gì ?

Nhờ khả năng chịu tải lớn, chuyển tải hiệu quả, bê tông UHPC cũng làm giảm tổng trọng lượng của công trình và giảm tổng chi phí cho việc xây dựng kết cấu.


Hình dáng và nguyên nhân các loại vết nứt cột bê tông cốt thép

Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.


Xử lý sàn bê tông bị nứt võng như thế nào?

Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.


Giải mã vết nứt trên kết cấu công trình

Tổng hợp mô tả và giải thích nguyên nhân gây nứt kết cấu cột, dầm, sàn bê tông và tường.


Sợi carbon fiber - vị vua mới của ngành vật liệu xây dựng

Không chỉ ứng dụng trong việc gia cố kết cấu, vật liệu carbon fiber còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các chi tiết cần độ mảnh và chịu lực cao hoặc tạo ra các chi tiết kiến trúc vượt nhịp lớn.


Gia cố kết cấu công trình và bảo vệ khí tài bị ăn mòn trên biển Đông

Chống ăn mòn khí tài và gia cố kết cấu bị ăn mòn bởi môi trường đang là từ khóa nóng của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo bồi đắp lấn chiếm trên biển Đông.


Những ưu điểm vượt trội của vật liệu sợi carbon fiber trong việc gia cố kết cấu

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi carbon fiber có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp khác. Đa số mọi người quyết định sử dụng vật liệu này khi biết đặc điểm thứ 5 dưới đây.


Phương pháp gia cố lỗ mở kỹ thuật trên trên sàn hoặc vách bê tông

Có nhiều phương pháp gia cố lỗ mở trên sàn hoặc trên vách bê tông. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu 2 phương án phổ biến nhất.

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu