Trình tự đo điện trở đất - điện trở tiếp địa chống sét
Đăng lúc: 10:14, Thứ Ba, 11-07-2017 - Lượt xem: 78856
Đo điện trở đất của hệ thống tiếp địa, chống sét nhằm kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống. Hệ thống tiếp địa chỉ hoạt động tốt khi điện trở nối đất đảm bảo yêu cầu theo quy định.
Sau đây Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043 xin giới thiệu trình tự đo điện trở đất của hệ thống tiếp địa, sử dụng máy KYORITSU của Nhật Bản.
Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN
Trước khi tiến hành đo cần kiểm tra điện áp PIN của thiết bị đo. Cách thực hiện như sau:
- Xoay công tắc tới vị trí “BATT. CHECK”.
- Ấn và giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
Để máy hoạt động chính xác thì kim trên đồng hồ phải nằm trong khoảng “BATT. GOOD”, nếu không cần thay PIN mới để tiếp tục làm việc.
Bước 2: Đấu nối các dây nối

- Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ 5~10m.
- Dây màu xanh (Green) dài 5m kẹp vào điểm đo.
- Dây màu vàng (Yellow) dài 10m, dây màu đỏ(red) dài 20m kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.
Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra
- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE” và ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất.
- Để kết quả đo được chính xác thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.
Bước 4: Kiểm tra điện trở đất
- Đầu tiên ta bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.
- Nếu điện trở quá cao (>1200Ω) thì đèn OK sẽ không sáng, khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.
- Nếu điện trở nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần như không nhích khỏi vạch "0" thì ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.
Đánh giá kết quả đo
Kết quả đo điện trở tiếp địa được đánh giá theo TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Quý vị có nhu cầu đo điện trở đất (điện trở tiếp địa chống sét và điện trở tiếp địa an toàn của hệ thống điện động lực, điện tin hiệu) vui lòng liên hệ:
PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH LAS-XD 1043
- Địa chỉ: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 (giờ hành chính)
- Hotline 24/7: 098.999.6440
- Email: lasxd1043@gmail.com
|
Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043
Từ khóa: đo điện trở đất, chống sét, tiếp địa,
Các bài liên quan đến chống sét
Quy chuẩn này được áp dụng cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông nhằm hạn chế các thiệt hại do sét gây ra, đảm bảo an toàn cho con người và khả năng cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông.
Một phụ nữ và một cụ ông đang làm đồng, không may bị sét đánh trúng, tử vong tại chỗ.
Đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa (đo điện trở nối đất) của hệ thống chống sét là bắt buộc nhằm gia tăng sự an toàn cho người, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc kiểm tra, bảo trì nhằm giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất.
Vào cao điểm mùa mưa tháng 10, nơi này có thể chịu 28 cú sét trong một phút - đủ nguồn năng lượng để thắp sáng cho 100 triệu bóng đèn.
Trong khi cơ quan chức năng chưa tìm ra nguyên nhân thì người dân nơi đây đã đưa ra vài giả thiết để lý giải về hiện tượng sét đánh.
Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin cho việc thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và thử nghiệm biện pháp bảo vệ hệ thống (SPM) điện và điện tử để giảm rủi ro hỏng vĩnh viễn do xung sét điện từ (LEMP) trong các kết cấu.
Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu để bảo vệ kết cấu chống lại hư hại bằng hệ thống bảo vệ chống sét (LPS) và để bảo vệ chống thương tổn cho sinh vật do điện áp chạm và điện áp bước ở lân cận của một LPS.
Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá rủi ro đối với một kết cấu do sét đánh xuống trái đất. Tiêu chuẩn này cho phép lựa chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo giảm thiểu rủi ro xuống bằng hoặc thấp hơn giới hạn chấp nhận được.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với trang thiết bị chống sét, cấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông và các quy định về khảo sát, đo đạc, thiết kế, thi công, nghiệm thu, quản lý các hệ thống chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông.
Việc đo điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét được quy định ở đâu, thời gian bao lâu thì phải đo lại, có bắt buộc hay không?
Không có thiết bị hoặc phương pháp nào có khả năng biến đổi các hiện tượng thời tiết tự nhiên đến mức mà chúng có thể ngăn chặn việc phóng sét. Đây là lý do tại sao việc áp dụng các biện pháp chống sét là cần thiết.
Tiêu chuẩn này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng.
Tiêu chuẩn này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra những chỉ dẫn cho việc chống sét đối với các trường hợp đặc biệt như kho chứa chất nổ, những công trình tạm như cần cẩu, khán đài bằng kết cấu khung thép, và các chỉ dẫn chống sét cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử.
Tin cùng chuyên mục
Đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa (đo điện trở nối đất) của hệ thống chống sét là bắt buộc nhằm gia tăng sự an toàn cho người, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc kiểm tra, bảo trì nhằm giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất.
Đo điện trở đất của hệ thống tiếp địa, chống sét nhằm kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống.
Toàn bộ quá trình kiểm tra chất lượng bê tông đường tập lái của Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Ninh Giang được Phòng thí nghiệm LAS-XD 1043 thực hiện ngay tại công trường trước sự chứng kiến của các bên liên quan.
Viện Goethe là một tổ chức văn hóa của Cộng hòa Liên bang Đức, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy vấn đề an toàn chống sét luôn được đề cao hàng đầu nhằm hạn chế thiệt hại cho người và thiết bị.
Người nông dân nghèo cả đời xây được mái nhà để có chỗ che mưa nắng lúc tuổi già nhưng bê tông mái mác 250# nứt và thấm dột nhiều dù đã qua 28 ngày tuổi.
Gồm 2 khối nhà Văn phòng và Phụ trợ, giá trị điện trở đất yêu cầu của hệ thống chống sét phải nhỏ hơn 10 ôm.
Vì một chút không cẩn thận, đơn vị cung cấp bê tông thương phẩm làm mất mẫu bê tông đã đúc tại thời điểm đổ bê tông làm cho chủ nhà hết sức lo lắng.
Bê tông có hiện tượng phân tầng, bề mặt bê tông sàn mái không cứng. Tại thời điểm thí nghiệm, bê tông đạt 28 ngày tuổi nhưng nhiều vị trí mặt sàn vẫn dùng cây gỗ cày lên dễ dàng.
Công trình mới đưa vào sử dụng được 7 tháng nhưng bê tông sàn mái (trần tầng 1) có dấu hiệu rạn nứt.
Bao gồm 1 tòa nhà văn phòng cao 3 tầng và 5 dãy nhà xưởng sản xuất cơ khí. Giá trị điện trở đất yêu cầu nhỏ hơn 10 ôm.
Tìm kiếm
Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:
Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.
Liên hệ
Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.