Tư thế an toàn cho người trong trường hợp thang máy rơi tự do

Đăng lúc: 10:19, Thứ Ba, 02-11-2021 - Lượt xem: 1573

Bằng cách áp dụng những quy tắc vật lý đơn giản, bạn có thể giảm thiểu lực tác động khi không may gặp sự cố rơi thang máy.

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe tin tức về tai nạn thương tâm liên quan đến việc sử dụng thang máy. Vậy bạn nên làm gì để bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro khi thang máy gặp sự cố bất ngờ dừng hoặc chạy vượt tốc?

Giữ bình tĩnh

Ngay cả khi thang máy rơi tự do, bạn vẫn sẽ có ít nhất vài giây để phản xạ. Hãy giành thời gian này để tập trung cách ứng phó, thay vì hoảng loạn và tìm cách thoát ra ngoài.

Theo các chuyên gia, thang máy có hệ thống phanh khẩn cấp, nếu cabin rơi xuống với tốc độ cao thì sẽ bị phanh lại. Mỗi chiếc dây cáp đủ khỏe để có thể giữ được cabin.

Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể

Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể

Tuy nhiên nếu như phanh này không hoạt động, hoặc dây cáp bị đứt, sẽ xảy ra tình trạng thang chạy vượt tốc.

Ngay cả lúc này, bạn cũng cần nhanh chóng nhấn tất cả các nút trên bảng điều khiển vì việc làm này nhằm kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp, có thể giúp thang máy không bị rơi thêm.

Tuyệt đối không ra bên ngoài

Khi gặp sự cố, người ta thường có tâm lý muốn thoát khỏi cabin nhanh nhất có thể. Tuy nhiên nếu quá hấp tấp, bạn sẽ đối mặt nguy cơ bị kẹt giữa thang máy và sàn nhà nếu thang máy đột ngột di chuyển sau khi dừng lại, hoặc nếu di chuyển quá nhanh.

Trong một số trường hợp, người cố gắng thoát ra có thể rơi vào khoảng không ở  hầm thang máy, dẫn tới thiệt mạng.

Đừng cố gắng mở cửa thang hoặc nắp trần buồng thang để thoát ra ngoài

Đừng cố gắng mở cửa thang hoặc nắp trần buồng thang để thoát ra ngoài

Ngoài ra, cũng không nên leo ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin giống như trong một số bộ phim điện ảnh. Lý do là vì trên đó có nhiều thiết bị điện, khiến bạn đối mặt nguy cơ bị điện giật.

Kinh nghiệm cho thấy đa số trường hợp kẹt thang máy, ở bên trong cabin là an toàn nhất. Thực tế ghi nhận có khá ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta sẽ thoát khỏi thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước.

Nằm thẳng trên sàn thang máy

Thang máy bị rơi tự do rất hiếm gặp. Tuy nhiên nếu đối mặt với tình huống này, cần tỉnh táo và ngay lập tức chuyển sang tư thế giúp cơ thể an toàn nhất khi tiếp đất, hoặc ít nhất là khi thang máy dừng lại.

Các nhà khoa học tại Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã chỉ ra cách tốt nhất để sống sót khi thang máy rơi tự do, là nhanh chóng nằm ngửa ra giữa sàn thang máy.

Cách làm này giúp phân tán lực tác động lên toàn bộ cơ thể. Trong khi đó, tay có thể dùng để gối đầu và che mặt để tránh hạn chế các mảnh vỡ và hạn chế va đập với thang máy, hoặc những người khác bên trong thang.

Những tư thế cần tránh

Đứng thẳng, ngồi, nhảy nhót trong thang máy đều là những động tác cần tránh nếu xảy ra sự cố rơi tự do. Nguyên nhân là bởi đứng thẳng có thể sẽ gây thương tích nghiêm trọng cho chân và cột sống. Ước tính, trọng lực đè xuống cơ thể sẽ tăng thêm gấp khoảng 10 lần nếu ở tư thế này.

Ngồi sẽ tốt hơn đứng. Lý do là vì phần mông sẽ là điểm tiếp đất an toàn hơn, giúp hấp thụ một phần lực G của tác động. Tuy nhiên, đây cũng không phải là tư thế lý tưởng, vì lực sẽ tác động mạnh tới cột sống khiến bạn chịu thương tổn.

Nhiều người cho rằng khi nhảy lên khỏi sàn thang máy ngay trước va chạm sẽ giúp bạn tăng cơ hội sống sót. Trên thực tế, cách làm này là phản khoa học, và chỉ trì hoãn được tác động trong giây lát. Tệ hơn, việc nhảy lên nhiều khả năng sẽ khiến bạn tiếp đất trong "tư thế squat" (hay còn gọi là ngồi xổm).

Trong một nghiên cứu vào năm 1960, các nhà khoa học chỉ ra rằng việc ngồi xổm để tiếp đất sẽ gây ra thương tổn nghiêm trọng cho đầu gối, dù ở lực G tương đối thấp. Do đó, phương pháp này được xem là cách tiếp đất tệ nhất nếu như bạn xui xẻo ở trong tình huống thang máy rơi tự do.

Phòng Truyền thông (sưu tầm)

Theo dõi:

Từ khóa: thang máy rơi, an toàn, tư thế,

Các bài liên quan đến thang máy


Quy định kỹ thuật thang máy đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.


Các công trình thang máy ngoạn mục nhất thế giới

Giữ kỷ lục thang máy ngoài trời cao nhất thế giới, thang máy nhanh nhất thế giới... các công trình này không chỉ là phương tiện đưa đón khách mà còn ấn tượng với thiết kế đẳng cấp.


TCVN 6396-72:2010 - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy chở người và hàng - Phần 72: Thang máy chữa cháy

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thang máy chữa cháy có trang bị hành lang phòng cháy.


TCVN 6397:2010 - Thang cuốn và băng tải chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các thang cuốn và băng tải chở người lắp đặt mới (kiểu tấm nền hoặc kiểu băng).


TCVN 7628-6:2007 - Lắp đặt thang máy chở người trong các khu chung cư - Bố trí và lựa chọn

Tiêu chuẩn này quy định việc bố trí và lựa chọn lắp đặt thang máy sử dụng trong các khu chung cư nhằm đảm bảo các dịch vụ tương ứng.


TCVN 7628-3:2007 - Lắp đặt thang máy phục vụ loại V

Tiêu chuẩn này quy định những kích thước cần thiết cho việc lắp đặt thang máy phục vụ loại V - được lắp đặt cố định phục vụ những tầng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu mà người không thể đi vào được.


TCVN 7628-2:2007 - Lắp đặt thang máy vận chuyển hàng hóa

Tiêu chuẩn này quy định các kích thước cần thiết cho việc lắp đặt thang máy loại IV, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa.


TCVN 7628-1:2007 - Lắp đặt thang máy chở người, cho bệnh viện hoặc thang máy có tốc độ từ 2,5 m/s trở lên

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc lắp đặt tất cả các loại thang máy mới, không phụ thuộc vào hệ thống dẫn động, có cabin một cửa ra vào, lắp đặt trong các tòa nhà mới hoặc đang sử dụng.


TCVN 5867:2009 - Cabin, đối trọng và ray dẫn hướng cho thang máy - Yêu cầu an toàn

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thang máy dẫn động bằng điện được phân loại và định nghĩa theo TCVN 7628:2007 và quy định các yêu cầu an toàn đối với cabin, đối trọng và ray dẫn hướng.


TCVN 6396-50:2017 - Yêu cầu về thiết kế, tính toán, kiểm tra và thử nghiệm các bộ phận thang máy

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, tính toán, kiểm tra và thử nghiệm các bộ phận của thang máy được đề cập đến trong tiêu chuẩn khác dùng cho việc thiết kế thang máy chở người và hàng, thang máy chở hàng và các loại thiết bị nâng tương tự.


TCVN 6396-20:2017 - Thang máy chở người và thang máy chở người và hàng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn cho việc lắp đặt thang máy mới cố định, có cabin được thiết kế chở người hoặc người và hàng được treo bằng cáp, xích hoặc được nâng bằng kích và chuyển động giữa các ray dẫn hướng có góc nghiêng so với phương thẳng đứng không vượt quá 15 độ.


TCVN 7550:2005 - Cáp thép dùng cho thang máy - Yêu cầu tối thiểu

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu cho chế tạo và thử nghiệm cáp bện bằng sợi thép cacbon dùng ở cho các thang máy dẫn động kéo và thang máy thủy lực dùng cáp, cáp bù và cáp khống chế vận tốc trên các thang máy chở người và chở hàng, các xe đưa thức ăn, tời nâng người và máy nâng người chuyển động giữa các đường dẫn hướng.


TCVN 5866:1995 - Thang máy - Cơ cấu an toàn cơ khí

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) cơ cấu hãm bảo hiểm cabin (đối trọng), giám chấn cabin (đối trọng), khóa tự động của tầng của thang máy.


TCVN 6395:2008 - Thang máy điện. Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thang máy điện, lắp đặt cố định, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế để chở người hoặc chở hàng có người đi kèm, được treo bằng cáp hoặc xích, di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đứng hoặc nghiêng không quá 15 độ so với phương thẳng đứng.


TCVN 6396:1998 - Thang máy thủy lực. Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt đối với thang máy thủy lực chở người và chở hàng có người kèm, nhằm bảo vệ người và hàng tránh các tai nạn và sự cố có thể xảy ra trong vận hành sử dụng, khi bảo trì bảo dưỡng, và trong công tác cứu hộ thang.


TCVN 5744:1993 - Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy thông dụng dùng để vận chuyển hàng và vận chuyển người: quy định những yêu cầu cơ bản về kĩ thuật an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng các thang máy mới cũng như các thang cũ được cải tạo, lắp đặt ở những công trình công nghiệp và dân dụng.

Tin cùng chuyên mục


Vì sao không dùng vật liệu khác thay thế cát tự nhiên để làm đường?

Nguồn cát tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt, việc sử dụng cát nhân tạo thay thế cũng không hiệu quả vì giá thành cao, thiếu mỏ nguyên liệu.


[Quy định] - Những ngành nghề bị cấm tham gia sau khi nghỉ hưu của cán bộ thuộc Bộ Xây dựng

Sau khi nghỉ công tác, người có chức vụ thuộc Bộ Xây dựng không được thành lập doanh nghiệp liên quan 9 lĩnh vực, trong đó có quy hoạch xây dựng, kiến trúc, nhà ở, vật liệu xây dựng…


Hai bộ đề xuất cách gỡ vướng công trình "không thể khắc phục vi phạm PCCC"

Bộ Xây dựng, Bộ Công an đề xuất với công trình không có khả năng khắc phục vi phạm về PCCC sẽ được áp dụng một số giải pháp kỹ thuật tăng cường, bổ sung nhằm nâng cao an toàn cháy nổ.


FIFA công bố tiền công cho cầu thủ và LĐBĐ tại World Cup nữ

Tính dân chủ và minh bạch của FIFA trong việc chi trả tiền công và tiền thưởng cho các đội dự vòng chung kết World Cup nữ 2023 tiếp tục thể hiện.


Bộ trưởng Xây dựng: Không yêu cầu nhà xưởng phải sơn chống cháy

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết Quy chuẩn 06 (QCVN 06:2022/BXD) do Bộ ban hành không quy định về sơn chống cháy bởi đây là vật liệu không thể chuẩn hóa.


Doanh nghiệp kêu bế tắc vì quy định phòng cháy chữa cháy

Hàng loạt doanh nghiệp, hộ kinh doanh cho rằng quy định cứng nhắc về phòng cháy chữa cháy khiến họ không xây, sử dụng được nhà xưởng hoặc thậm chí phải đóng cửa.


Tháo dỡ hai Thánh giá ở Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Hai Thánh giá 127 tuổi, cao gần 4 m, nặng 600 kg mỗi cây đặt trên đỉnh tháp chuông Nhà thờ Đức Bà, quận 1, vừa được tháo dỡ để đưa sang Bỉ phục chế.


Giải mã kỹ thuật xây cổng thành nhà Hồ

Cổng di sản thế giới thành nhà Hồ được xây bằng cách đắp đất tạo hình vòm, sau đó ghép những khối đá tảng hình thang dạng múi bưởi lên trên.


Lý do hơn 12.000 tòa nhà 'sập như giấy' trong động đất Thổ Nhĩ Kỳ

Hơn 12.000 tòa nhà dễ dàng đổ sập trong trận động đất 7,8 độ do chất lượng thi công kém và quản lý xây dựng lỏng lẻo ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo chuyên gia.


Đại gia xây dựng không mặn mà dự án đầu tư công, chuyên gia hé lộ lý do

Nhà thầu không mặn mà với dự án đầu tư công. Đơn giá nhân công 235.000 đồng/công trong khi giá thuê khoán 450.000-600.000 đồng, lương kỹ sư 2 bậc 6 triệu đồng nhưng thực tế 20 triệu đồng/tháng...

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu