Quy định chung
Quy phạm này quy định những yêu cầu về kĩ thuật an toàn lao động và áp dụng khi:
- Lập luận chứng kinh tế kĩ thuật các công trình xây dựng.
- Lập đề án thiết kế tổ chức xây dựng, thiết kế thi công các công trình xây dựng (dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện) trong các trường hợp xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa hoặc phá dỡ.
- Tiến hành thi công các công trình xây dựng.
Ngoài những yêu cầu trong quy phạm này, khi thiết kế và thi công còn phải tuân theo các quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy.
Khi chưa có đầy đủ các hồ sơ (tài liệu) thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công thì không được phép thi công. Trong tác tài liệu đó phải thể hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, và phòng chống cháy.
Lãnh đạo các đơn vị thi công: Giám đốc, đội trưởng, tổ trưởng sản xuất, trưởng các phòng ban, cán bộ chuyên trách an toàn lao động, phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn chế độ trách nhiệm về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
Trách nhịệm về việc thực hiện các yêu cầu an toàn khi sử dụng máy (dụng cụ, thiết bị thi công) kể cả các ph|ơng tiện bảo vệ tập thể và bảo vệ cá nhân cho những người làm việc quy định như sau:
- Tình trạng kĩ thuật của máy và phương tiện bảo vệ thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lí chung.
- Việc huấn luyện và hướng dẫn về an toàn lao động thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lí người làm việc.
- Việc tuân theo các yêu cầu về bảo hộ lao động khi thi công thuộc trách nhiệm của đơn vị tiến hành công việc.
Trên một công trường, nếu có nhiều đơn vị cùng phối hợp thi công thì đơn vị phụ trách thi công chính tổng B phải phối hợp với các đơn vị thi công khác đề ra những biện pháp bảo đảm an toàn lao động chung và phải cùng nhau thực hiện. Những nơi thi công xen kẽ nhiều đơn vi thì phải thành lớp ban giám sát an toàn chung kiểm tra việc thực hiện.
...
Tổ chức mặt bằng công trường
Xung quanh khu vực công trường phải rào ngăn và bố trí trạm gác không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trường. Trường hợp có đường giao thông công cộng chạy qua công trường thì có thể mở đường khác (sau khi được cơ quan hữu quan và địa phương đồng ý). Nếu không mở được đường khác phải có biển báo ở hai đầu đoạn đường chạy qua công trường để các phương tiện giao thông qua lại giảm tốc độ.
Ở mỗi công trường phải có bản vẽ tổng mặt bằng thi công, trong đó phải thể hiện:
- Vị trí công trình chính, phụ và tạm thời;
- Vị trí các xưởng gia công, kho tàng, nơi lắp ráp cấu kiện, máy thiết bị phục vụ thi công;
- Khu vực sắp xếp nguyên vật liệu, phế liệu, kết cấu bêtông đúc sẵn;
- Khu vực nhà ở nhà làm việc, nhà ăn và nhà vệ sinh của cán bộ công nhân;
Các tuyến đường đi lại, vận chuyển của các phương tiện cơ giới và thủ công Hệ thống các công trình cấp năng lượng, nước phục vụ thi công và sinh hoạt.
Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải có hệ thống thoát nước bảo đảm mặt bằng thi công khô ráo sạch sẽ. Không để đọng nước trên mặt đường hoặc để nước chảy vào hố móng công trình.
Những công trường ở gần biển, sông, suối phải có phương án phòng chống lũ lụt. Đối với các công trường xây dựng đập nước, trạm bơm, trạm thuỷ điện... mà lượng nước ngầm lớn phải có đê quai chắc chắn và phải có biện pháp thoát nước bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.
Các công trình phụ trợ phát sinh các yếu tố độc hại phải bố trí ở của hướng gió và phải bảo đảm khoảng cách đến nơi ở của cán bộ công nhân công trường và dân cư địa phương theo đúng quy định của Bản điều lệ vệ sinh do Bộ Y tế ban hành.
Mặt bằng khu vực đang thi công phải gọn ngàng ngăn nắp, vệ sinh: Vật liệu thải và các vật chướng ngại phải được dọn sạch.
Những giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng các công trình phải được đậy kín đảm bảo an toàn cho người đi lại hoặc rào ngăn chắc chắn.
Những đường hào, hố móng nằm gần đường giao thông phải có rào chắn cao 1m, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
Khi chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3 mét) xuống phải có máng trượt hoặc các thiết bị nâng hạ khác. Miệng dưới máng trượt đặt cách mặt đất không quá 1m. Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.
Những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống phải được rào chắn, đặt biển báo, hoặc làm mái che bảo vệ. Giới hạn của vùng nguy hiểm này được xác định theo bảng sau:
Độ cao có thể rơi của vật (m) |
Giới hạn vùng nguy hiểm |
Đối với nhà hoặc công trình đang xây dựng (tính từ chu vi ngoài) |
Đối với khu vực di chuyển tải (tính từ hình chiều bằng theo kích thước lớn nhất của tải di chuyển khi rơi) |
Đến 20m |
5 |
7 |
20 - 70 |
7 |
10 |
70 - 120 |
10 |
15 |
120 - 200 |
15 |
20 |
200 - 300 |
20 |
25 |
300 - 450 |
25 |
30 |
Giới hạn vùng nguy hiểm của vật rơi
Quý vị có thể xem hoặc download hình ảnh của bảng trên tại đây 
Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, dàn giáo, công trình cũ; nơi lắp ráp các bộ phận kết cấu của công trình, nơi lắp ráp của máy móc và thiết bị lớn; khu vực có khí độc; chỗ có các đường giao thông cắt nhau... phải có rào chắn hoặc biển báo (kết cấu của rào chắn phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn về hàng rào công trường và các khu vực thi công xây lắp) hiện hành. Ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
...
Tiêu chuẩn này bắt buộc áp dụng toàn phần.
Chi tiết nội dung tiêu chuẩn, mời quý vị xem hoặc download tại đây 
Các bài liên quan đến an toàn thi công xây dựng
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.
Máy trộn bê tông chạy điện là thiết bị thông dụng, có mặt ở hầu hết các công trường xây dựng. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu không chú trọng đến vấn đề an toàn điện của thiết bị này nên đã dẫn tới những hậu quả đau lòng.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng ngừa tai nạn lao động.
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định những yêu cầu chung về an toàn đối với máy hàn điện, hàn điện trong các điều kiện đặc biệt và đối với công việc hàn điện; ngoài những quy định này còn phải tuân theo các quy định khác có liên quan.
Công tác hàn là công tác có nguy cơ hàng đầu về mất an toàn, cháy nổ trong xây dựng công trình. Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và vật chất, các đơn vị thi công, tư vấn giám sát và chủ đầu tư phải nắm vững các yêu cầu sau đây.
Thông tư này sửa đổi, bổ sung điều 16 của Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Chi phí cho biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình rất lớn. Do đó nếu không kiểm tra kỹ, nhà thầu rất dễ thiếu xót chi phí này trong tổng chi phí xây lắp công trình.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư.
Nhà thầu thi công xây dựng phải bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường. Số lượng cán bộ phụ thuộc vào số lượng công nhân và phù hợp với quy mô công trường.
Quy chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật an toàn trong xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Tin cùng chuyên mục
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử thuỷ tĩnh nghiệm thu tại hiện trường đối với hệ thống đường ống gang dẻo có hoặc không có áp suất đã được lắp đặt để vận chuyển nước và các chất lỏng khác.
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của ống kim loại có mặt cắt ngang tròn bằng thử nén bẹp. Phương pháp này cũng được sử dụng để phát hiện khuyết tật trong ống.
Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông.
Tiêu chuẩn này quy định trình tự thí nghiệm để xác định chỉ số CBR của vật liệu sử dụng làm nền, móng đường (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối tự nhiên…) trong phòng thí nghiệm trên mẫu vật liệu đã được chế bị.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các chỉ tiêu cơ, lý, hóa trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường của dung dịch bentonite sử dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn này qui định cách lấy mẫu và điều hòa mẫu cho tất cả các loại vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp; màng địa kỹ thuật và lưới địa kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này quy định sử dụng cát tự nhiên, mịn, làm cốt liệu cho bê tông và vữa xây dựng.