TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm
Đăng lúc: 11:02, Thứ Sáu, 07-03-2014 - Lượt xem: 10644
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thông thường, có diện tích mặt thoáng lớn, được thi công theo công nghệ thông thường và làm việc trong điều kiện tác động trực tiếp của yếu tố khí hậu nóng ẩm, nhằm hạn chế nứt mặt bê tông hoặc nứt kết cấu trong quá trình đóng rắn và sử dụng.
Yêu cầu chống nứt đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
Kết cấu không được có vết nứt bề mặt trong những giờ đầu đóng rắn (sau từ 3 h đến 8 h).
Kết cấu không được có các vết nứt (ở đây là các vết đứt) do bị biến dạng theo thời tiết trong quá trình đóng rắn vượt quá giới hạn quy định của TCVN 5574.
Quy trình thi công chống nứt mặt bê tông
Đơn vị thi công cần có biện pháp thi công bê tông cụ thể nhằm tránh nứt mặt bê tông trong những giờ đầu đóng rắn và tránh nứt kết cấu bê tông cốt thép trong quá trình đóng rắn tiếp theo dưới tác động trực tiếp của khí hậu nóng ẩm, đặc biệt vào những mùa khí hậu khô nóng, có bức xạ mặt trời cao.
Cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn nước tưới và các vật liệu phủ mặt trước lúc thi công để bảo dưỡng ẩm bê tông.
Cần duy trì chế độ bảo dưỡng ẩm bê tông theo TCVN 8828:2011.
Quy trình thi công phòng chống nứt mặt bê tông bao gồm các bước dưới đây:
a. Thiết kế thành phần bê tông
Thành phần bê tông phải được thiết kế tại các phòng thí nghiệm có chức năng được công nhận.
Thành phần bê tông cần được thiết kế với thể tích hồ xi măng (Vh) trong 1m3 bê tông là thấp nhất để hạn chế thành phần co nở trong bê tông.
b. Bảo vệ hỗn hợp bê tông
Hỗn hợp bê tông cần được giữ ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để tránh bị nứt kết cấu do bê tông ninh kết quá nhanh dưới tác động nắng nóng của khí hậu. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông khi đổ không nên vượt quá 35oC, nên giữ ở dưới 30oC.
Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạ nhiệt độ hỗn hợp bê tông:
- Hạ nhiệt độ xi măng bằng cách che chắn nắng trực tiếp vào nơi để xi măng;
- Hạ nhiệt độ cốt liệu bằng cách che chắn nắng hoặc tưới nước lên cốt liệu lớn;
- Hạ nhiệt độ nước trộn bằng cách che chắn nắng trực tiếp vào nguồn nước hoặc dùng nước đá;
- Giữ cho hỗn hợp bê tông không bị bức xạ tác động trực tiếp trước khi đổ.
Hỗn hợp bê tông cần được giữ độ sụt ổn định, hạn chế tổn thất độ sụt dưới tác động của các yếu tố khí hậu nóng ẩm, nhất là ở những vùng và những mùa có khí hậu khô nóng, có gió Lào. Thời gian chờ bê tông không nên quá 1,5 h. Nếu lâu hơn thì phải có biện pháp trộn lại nhưng cũng không được quá 4 h.
Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế tổn thất độ sụt hỗn hợp bê tông:
- Che chắn nắng tác động trực tiếp vào hỗn hợp bê tông (để tránh mất nước nhanh và tránh tăng cao nhiệt độ hỗn hợp bê tông).
- Có kế hoạch trước để hỗn hợp bê tông không bị lưu giữ quá lâu trong thi công. Dùng phụ gia dẻo hóa chậm ninh kết để hạn chế tổn thất độ sụt trong những vùng thời tiết nắng, khô nóng, có gió Lào.
...
TCVN 9345:2012 được chuyển đổi từ TCVN 313:2004.
Chi tiết nội dung tiêu chuẩn, mời quý vị xem hoặc download tại đây 
Cùng chủ đề:
1. Phương pháp bảo dưỡng bê tông tốt nhất
2. Quy định về thời gian bảo dưỡng bê tông
3. TCVN 8828:2011 - Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
Phòng Kỹ thuật
Từ khóa: tiêu chuẩn, kết cấu bê tông, bê tông cốt thép, chống nứt, bảo dưỡng bê tông,
Các bài liên quan đến bê tông nứt
Quá trình phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông là do biến dạng cứng của bê tông quá lớn làm cho ứng suất kéo phát sinh vượt quá giới hạn kéo cho phép của bê tông. Biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng đến một số năm sau khi đổ bê tông.
Dầm bê tông bị nứt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chịu tải và khả năng làm việc lâu dài của chúng. Hãy cùng VNT nhận diện, đánh giá nguyên nhân và biện pháp phòng chống, gia cố dầm nứt.
Rạn nứt cột bê tông cốt thép là một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dẫn đến mất khả năng chịu tải, ổn định, độ bền và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ công trình. Do đó, cần phải nhận biết các loại vết nứt cột để có phương pháp gia cố phù hợp.
Không ai mong muốn sàn hay trần bê tông của mình bị nứt, võng. Tuy nhiên, khi không may sàn bị nứt thì xử lý thế nào cho đúng chuẩn và bền vững thì không phải ai cũng biết.
Tổng hợp mô tả và giải thích nguyên nhân gây nứt kết cấu cột, dầm, sàn bê tông và tường.
Có nhiều nguyên nhân gây ra vết nứt trên cấu kiện dầm sàn bê tông, một số trong đó có thể được tránh và loại bỏ quả bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vết nứt trong kết cấu bê tông nói chung và cấu kiện dầm sàn nói riêng là một vấn đề phổ biến thường gặp trong quá trình xây dựng. Vết nứt không tự sinh ra nhưng cũng không thể tránh được một cách hiệu quả.
Có lẽ không ít kiến trúc sư, chủ đầu tư đau đầu vì trót thi công dầm bẹt để tăng chiều cao thông thủy tầng nhưng bị nứt.
Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông.
Tin cùng chuyên mục
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo căn hộ lưu trú, bao gồm: Công trình căn hộ lưu trú; Khối căn hộ lưu trú trong nhà chung cư hốn hợp; Khối căn hộ lưu trú trong công trình công cộng đa chức năng.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà thương mại liên kế (hay còn gọi là Shophouse).
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo văn phòng kết hợp lưu trú, bao gồm: Công trình văn phòng kết hợp lưu trú; Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong nhà chung cư hốn hợp; Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong công trình công cộng đa chức năng.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo biệt thự nghỉ dưỡng trong khuôn viên đất của khách sạn nghỉ dưỡng.
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật đối với thép tấm và băng phủ nhôm/kẽm nhúng nóng có chiều dày đến 5,0 mm.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm cọc ván thép cán nóng hàn được, là loại cọc ván thép đặc biệt dễ hàn, dùng cho công tác cừ chắn, tường vây, móng và các công tác tương tự.
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và quy trình kiểm tra chấp nhận đối với bê tông cốt sợi.
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu thi công và nghiệm thu kết cấu bảo vệ bờ biển và đê biển bằng cấu kiện kè bê tông cốt sợi polyme đúc sẵn. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc cải tạo các kết cấu bảo vệ bờ biển và đê biển.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm cấu kiện kè bê tông cốt sợi polyme đúc sẵn dùng để lắp đặt tại các công trình kết cấu bảo vệ bờ và đê biển. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho công trình bảo vệ bờ sông, hồ.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát.
Tìm kiếm
Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:
Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.
Liên hệ
Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.