Nguyên nhân chủ yếu các sự cố nêu trên là do công tác thiết kế, lắp đặt và khai thác sử dụng giàn giáo không đảm bảo an toàn. Cụ thể như: giàn giáo không được tính toán, thiết kế theo qui định; vật liệu chế tạo giàn giáo không đúng qui cách, việc lắp đặt giàn giáo chủ yếu theo kinh nghiệm, không kiểm tra chặt chẽ, việc chất tải trên giàn giáo không đúng theo qui trình hoặc vượt tải trọng cho phép trong quá trình thi công...
Để chấn chỉnh tình hình trên, ngăn ngừa khả năng xảy ra sự cố công trình trong quá trình thi công và hạn chế tai nạn lao động, nhằm đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình và các nhà thầu thi công xây dựng thực hiện tốt các việc sau:
1. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng:
a) Thiết kế, tính toán kết cấu giàn giáo theo đúng qui định tại Qui chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn: TCXDVN 296:2004 - Giàn giáo - Các yêu cầu về an toàn, TCVN 4055:2012 - Tổ chức thi công và các tiêu chuẩn khác có liên quan đến giàn giáo; phê duyệt thiết kế và biện pháp lắp đặt.
b) Lắp đặt và khai thác, sử dụng giàn giáo tuân thủ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan, trong đó lưu ý:
- Chỉ sử dụng những giàn giáo được chế tạo đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật qui định.
- Các cột hoặc khung chân giáo phải được đặt trên nền đã được tính toán đảm bảo chịu lực và ổn định cho giàn giáo.
- Trong quá trình thi công đổ bê tông phải đảm bảo các điều kiện an toàn, ổn định cho giàn giáo, cụ thể như: không tập kết khối lượng lớn bê tông tại cùng một vị trí trên giàn giáo, không để các thiết bị gây tải trọng động ảnh hưởng đến sự làm việc ổn định của giàn giáo, ...
- Phải có biện pháp nghiêm ngặt đảm bảo an toàn về điện khi lắp dựng, sử dụng giàn giáo ở gần đường dây tải điện.
c) Thường xuyên kiểm tra an toàn của giàn giáo (đặc biệt là tại những thời điểm thời tiết xấu và có những hoạt động thi công ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của giàn giáo) và ghi lại kết quả kiểm tra trong nhật ký thi công.
d) Huấn luyện cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp tham gia lắp dựng, tháo dỡ giàn giáo.
2. Đối với chủ đầu tư xây dựng công trình:
a) Tổ chức kiểm tra công tác lắp đặt giàn giáo của nhà thầu theo thiết kế đã được phê duyệt. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc lắp dựng giàn giáo trong quá trình thi công xây dựng. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (trong trường hợp được chủ đầu tư thuê) có trách nhiệm giúp chủ đầu tư trong quá trình kiểm tra nêu trên.
b) Kiên quyết tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định làm mất an toàn của giàn giáo, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo qui định tại Điều 24, Điều 29, Điều 46 Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Điều 5 và Điều 8 Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình và tại các qui định hiện hành.
3. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng:
Sở Xây dựng và các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành của các địa phương tăng cường công tác kiểm tra và yêu cầu tạm dừng thi công, xử lý nghiêm các chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng vi phạm các qui định làm mất an toàn của giàn giáo; báo cáo về Bộ Xây dựng thông tin nhà thầu vi phạm nghiêm trọng, để xảy ra sự cố do không tuân thủ các qui định về đảm bảo an toàn của giàn giáo trên địa bàn.
Giao Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) hướng dẫn công tác thiết kế, lắp đặt, khai thác sử dụng và tháo dỡ giàn giáo bằng tre, gỗ.
Cục Giám định nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra thực hiện chỉ thị này.
Mời xem chi tiết nội dung Chỉ thị tại đây
Một số trường hợp nghiêm trọng trong thời gian gần đây:
Sập mái bê tông tại công trình xây dựng nhà thờ Ngọc Lâm (xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) ngày 17/01/2013: 9h sáng, khi công nhân cùng hàng chục người dân ở các nơi kéo đến phụ giúp công việc đổ mái thì sàn cốt thép rộng cả trăm m2 bỗng đổ sập. Nguyên nhân sập mái nhà thờ được xác định bước đầu là do lỗi thi công cùng với việc bê tông được trộn thủ công, trời lại mưa làm nền đất yếu, dễ lún. Một công trình xây dựng tương đối lớn nhưng hầu hết cột chống và giàn giáo lại chủ yếu là các loại bạch đàn và gỗ tạp. Sự cố làm khoảng 50 người bị thương nặng, 3 người đã tử vong trên đường vào viện cấp cứu.
Sập đổ mái bê tông tum cầu thang tầng 5 công trình trụ sở Chi cục Thuế huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang): khoảng 10h30 ngày 30/8/2013, sau khi mới đổ xong mái tum cầu thang tầng 5 thì xảy ra sự cố sụt mảng bê tông vừa đổ. Nguyên nhân ban đầu được xác định do sơ xuất trên đường đi xuống, một công nhân trượt chân bị ngã, va chạm vào cây chống làm sập đổ toàn bộ giàn giáo, cốp pha, bê tông mới đổ và cốt thép bị kéo võng xuống. Sự cố đã làm 1 công nhân bị khối bê tông tươi đổ lấp lên người, và 1 công nhân trên mái tầng 5 bị rơi xuống đất. Hậu quả cả 2 công nhân này đều tử vong, ngoài ra còn 1 công nhân khác cũng bị thương.
Tin cùng chuyên mục
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng vừa được Chính phủ ban hành đã phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu, cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng. Đồng thời đã đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Văn bản hợp nhất này là Nghị định không số hợp nhất hai Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành trước đó.
Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu, hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.
Nội dung của Nghị định này nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hiện hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước của BXD. Vì vậy cần kết hợp xem với các Nghị định tương ứng. Mời quý vị và các bạn chịu khó xem nhé.
Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số nội dung về hợp đồng xây dựng; công bố và hướng dẫn sử dụng mẫu hợp đồng thi công xây dựng, mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng, mẫu hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là EPC).
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng
Thông tư này quy định chỉ tiết về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng cấp công trình xây dựng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng.
Nghị định này sửa đổi quy định điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật số 62/2020/QH14 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng...