Lựa chọn kính phù hợp với công trình của bạn

Đăng lúc: 17:31, Thứ Sáu, 26-07-2019 - Lượt xem: 2650

Công nghệ vật liệu xây dựng ngày nay đã sản xuất ra nhiều loại kính với tính chất và công dụng khác nhau, vì vậy chúng ta cần hiểu rõ tính năng của từng loại để sử dụng cho phù hợp.

Kính trắng - trong suốt - không màu

Giúp truyền ánh sáng vào nhà, có phổ giống nhau hoàn toàn với ánh sáng mặt trời, giúp cho con người cảm thụ được ánh sáng đầy đủ nhất, thuận lợi nhất và khi căn phòng được tiếp nhận ánh sáng qua kính không màu tạo nên sắc độ tối, sáng bởi tính truyền thẳng của nó.

Nhiệt của ánh sáng truyền vào nhà kính không màu gồm nhiệt truyền từ môi trường bên ngoài vào qua kính (kể cả mùa nóng và màu lạnh). Lượng bức xạ nhiệt truyền qua kính, lượng nhiệt trực tiếp từ khi kính bị nóng lên hoặc lạnh đi.

Kính màu

Loại này giảm được một lượng ánh sáng và bức xạ qua kính (hệ số xuyên sáng giảm đi) dẫn đến độ chói giảm nhưng hệ số hấp thụ bức xạ nhiệt lại tăng lên, vì khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời mạnh hơn, đồng thời kính màu cũng sẽ làm chậm pha truyền nhiệt vào nhà hơn.

Kính hoa văn nhiều màu sắc thường chỉ thích hợp với kiến trúc nhà thờ hoặc họa tiết kiến trúc

Kính hoa văn nhiều màu sắc thường chỉ thích hợp với kiến trúc nhà thờ hoặc họa tiết kiến trúc

Kính hoa văn và kính mờ

Hệ số  xuyên sáng và truyền bức xạ giảm, nhưng ánh sáng và bức xạ nhiệt truyền vào nhà giảm nhưng lại gây ô nhiễm ánh sáng nếu sử dụng trong các công trình ở gần nhau.

Kính nhiều lớp

Gồm có các lớp kính không màu hoặc kính màu được dán với nhau bằng chất kết dính có thể là không màu hoặc có màu, có tác dụng làm chậm và giảm đáng kể lượng bức xạ và nhiệt truyền vào. Ưu điểm nổi bật về cơ học là độ bền cao, chịu được va đập. Khi kính bị vỡ, các mảnh vụn không bắn tung toé ra xung quanh, như thế rất an toàn cho người (phù hợp dùng ở những nơi mở cửa có khuyến cáo an toàn).

Những điều cần lưu ý về kính dán: sử dụng lâu dài trong điều kiện nhiệt độ cao (700oC, với kính dán dùng phim polycarbonnate là 600oC) thì lớp trung gian sẽ sùi bọt, bị trắng do lớp màng trung giam hút ẩm, lớp màng trung gian không chịu được các chất hoà tan thuộc hệ hữu cơ (cần chủ ý khi thi công), nếu sử dụng gioăng cao su thì phải sử dụng loại có chất lượng và độ bền cao.

Chi tiết góc cửa sổ sử dụng kính hộp 2 lớp

Chi tiết góc cửa sổ sử dụng kính hộp 2 lớp

Kính hộp cách âm cách nhiệt

Được cấu tạo nhiều lớp, giữa chúng có khoảng cách, khoảng cách đo là khí trơ, có tác dụng giảm đáng kể nhiệt và bức xạ mặt trời qua chúng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kính hộp cách âm 2 lớp, cần lưu ý một số điểm sau:

Do sản xuất kính bảo ôn chỉ được thực hiện trên dây chuyền sản xuất trong nhà máy nên người tiêu dùng sẽ không có cơ hội kiểm tra chiều dày 2 lớp kính. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng vì liên quan đến khả năng chịu lực của sản phẩm.

Chiều dày lớp chân không (khí trơ) giữa hai lớp kính sẽ quyết định đến khả năng cách âm, cách nhiệt của cửa. Vì thế khi chọn kính hộp phải đặc biệt quan tâm đến xuất xứ của sản phẩm.

Kính tôi

Là loại kính được gia cường bằng nhiệt để có độ bền hơn kính thông thường. Khi tôi, kính được gia nhiệt đến điểm hoá mền sau đó được làm nguội thật nhanh bằng luồng khí lạnh đồng đều và chính xác, tạo các ứng suất nén trên bề mặt kính, những vẫn giữ được chất lượng nguyên thuỷ của nó. Khi vỡ các hạt sẽ tạo thành các mảng vỡ có dạng hạt tròn nên không gây sát thương. Loại kính này có độ bền cao gấp 4- 5 lần so với kính thông thường cũng loại và đẹp hơn kính dán bởi nó không làm tăng độ dày của kính.

Loại kính này được dùng ở những vị trí có yêu cầu an toàn cao như trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, cửa sổ hiên nhà, phòng tắm, cửa ra vào, tay vịn cầu thang, đồ dùng gia đình, buồng tắm, vòi hoa sen…

Đường du lịch thám hiểm bao quanh núi ở Trung Quốc

Con đường đi bộ bằng kính dày 2,5 inch rộng 3 feet ở độ cao 4700 feet trên sườn núi Tianmen, Trương Gia Giới, Trung Quốc

Lưu ý: khi sử dụng kính theo phương nằm ngang, thẳng đứng (làm tường, tay vịn cầu thang) nên sử dụng kết hợp giữa kính dán với kính tôi hoặc sử dụng kính tôi có khung để tránh nguy hiểm khi bị vỡ; dùng ở nhiệt độ trên 200oC và sử dụng lâu dài thì các tính năng của kính tôi sẽ bị mất và trở thành kính thông thường; hình ảnh phản chiếu kém hơn so với tấm phẳng.

Gạch kính

Có cấu tạo và hình dạng như viên gạch nhưng bằng thủy tinh, có tác dụng khuyếch tán ánh sáng, khả năng xuyên ánh sáng truyền nhiệt đều giảm (có tác dụng như một lăng kính).

Tường gạch kính trang trí kiến trúc tạo điểm nhấn cho công trình

Tường gạch kính trang trí kiến trúc tạo điểm nhấn cho công trình

Kính hộp

Đặc điểm loại này chịu được nhiệt độ cao, có khả năng chống lại các bức xạ vô tuyến và tia tử ngoại, đặc biệt cách âm rất tốt.

Kính cản nhiệt

Là loại kính có khả năng bức xạ nhiệt và ngăn truyền nhiệt cao trong khi đó đặc tính quang học của nó không thay đổi.

Phòng Kỹ thuật

Theo dõi:

Từ khóa: kính, kính xây dựng, lựa chọn,

Các bài liên quan đến kính xây dựng


TCVN 7624:2007 - Kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật đối với kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt trên nền kính nổi, dùng trong xây dựng và đồ gia dụng.


TCVN 7529:2005 - Kính xây dựng - Kính màu hấp thụ nhiệt

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kính màu hấp thụ nhiệt dùng trong xây dựng, được sản xuất từ thủy tinh màu (xanh, trà, ghi, xanh đen…), có khả năng hấp thụ nhiệt của các tia trong quang phổ ánh sáng mặt trời.


TCVN 7527:2005 - Kính xây dựng - Kính cán vân hoa

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kính vân hoa sản xuất theo phương pháp cán với kích thước danh nghĩa của nhà sản xuất, dùng cho xây dựng.


TCVN 7526:2005 - Kính xây dựng - Định nghĩa và phân loại

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ, định nghĩa và phân loại sản phẩm kính tấm sử dụng trong xây dựng.


TCVN 7505:2005 - Quy phạm lựa chọn và lắp đặt sử dụng kính trong xây dựng

Tiêu chuẩn này đặc biệt quan trọng, dành cho các kỹ sư thiết kế và kỹ sư giám sát trong việc tính toán - lựa chọn - phê duyệt bản vẽ thiết kế vách - cửa kính cho công trình.


TCVN 8648:2011 - Kính xây dựng. Các kết cấu kiến trúc có lắp kính. Phân loại theo khả năng chịu lửa

Tiêu chuẩn này phân loại các kết cấu kiến trúc có lắp kính được sử dụng cho mục đích chịu lửa.


TCVN 7528:2005 - Kính xây dựng - Kính phủ phản quang

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kính phủ phản quang dùng trong xây dựng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho loại kính được dán lớp polime phản quang.


TCVN 9808:2013 - Kính xây dựng - Kính phủ bức xạ thấp (Kính Low-E)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kính phủ bức xạ thấp bao gồm kính phủ cứng bức xạ thấp và kính phủ mềm bức xạ thấp được dùng trong xây dựng.


TCVN 7599:2007 - Thuỷ tinh xây dựng - Blốc thuỷ tinh rỗng (Gạch thủy tinh rỗng)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho blốc thủy tinh rỗng được sản xuất bằng phương pháp ép gắn nóng từ hai nửa khối hộp thủy tinh hệ natri canxi silicat, dùng trong kết cấu xây dựng không chịu lực.


TCVN 7456:2004 - Kính xây dựng. Kính cốt lưới thép

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính cốt lưới thép vân hoa và kính cốt lưới thép trơn, dùng trong xây dựng.


TCVN 8260:2009 - Kính xây dựng - Kính hộp gắn kín cách nhiệt

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm kính hộp gắn kín cách nhiệt sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.


TCVN 7364:2018 - Kính xây dựng. Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp (đầy đủ 6 tập)

Bộ tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật dành cho kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp.


TCVN 7218:2018 - Kính tấm xây dựng. Kính nổi. Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng đối với kính nổi và kính tấm mài bóng được dùng chủ yếu trong xây dựng và các ứng dụng khác.


TCVN 7455:2013 - Kính xây dựng. Kính phẳng tôi nhiệt

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kính tôi nhiệt phẳng dùng trong xây dựng. Các phương pháp xác định độ dày, hoàn thiện cạnh và phá vỡ mẫu có thể áp dụng cho kính cong tôi nhiệt.


TCVN 7455:2004 - Kính xây dựng. Kính tôi nhiệt an toàn

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính tôi nhiệt an toàn dùng trong xây dựng, không áp dụng cho kính tôi nhiệt an toàn dùng cho ô tô và các loại kính tôi nhiệt đặc biệt khác.


Thông tư số 11/2009/TT-BXD - Quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá kính xây dựng

Các sản phẩm kính xây dựng có khả năng gây mất an toàn bao gồm: kính kéo, kính nổi, kính cán vân hoa, kính màu hấp thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính tôi nhiệt an toàn, kính dán an toàn nhiều lớp, kính dán nhiều lớp, kính gương tráng bạc bằng phương pháp ướt, các chế phẩm sử dụng kính.

Tin cùng chuyên mục


Những điểm mới cần lưu ý khi áp dụng TCVN 7336:2021 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

TCVN 7336:2021 được bổ sung, chỉnh sửa từ TCVN 7336:2003 nhằm đáp ứng sát hơn với yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Dưới đây là một số quy định mới cần lưu ý khi áp dụng.


Quy định về việc tháo dỡ cốp pha đà giáo

Việc tháo dỡ cốp pha (hay còn gọi là ván khuôn), đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.


Quy định kỹ thuật thang máy đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng

Đây là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thang máy để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.


Công trình hết hạn bảo hành, trách nhiệm thuộc về ai?

Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.


Quy định về hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.


Những công trình nào phải được đánh giá an toàn?

Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.


Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng là gì?

Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.


Các trường hợp bắt buộc phải áp dụng đấu thầu qua mạng

Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.


Quy định về kích thước lan can ban công, lô gia, cầu thang, ô thông tầng, hành lang

Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.


Quy định về Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình

Bài viết này quy định những hồ sơ bắt buộc phải có trong quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu