Bộ tiêu chuẩn TCVN 3121:2003 gồm có 11 phần. Cụ thể như sau:
- TCVN 3121-1:2003: Phần 1: Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất.
- TCVN 3121-2:2003: Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
- TCVN 3121-3:2003: Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (phương pháp bàn dằn).
- TCVN 3121-6:2003: Phần 6: Xác định khối lượng thể tích vữa tươi.
- TCVN 3121-8:2003: Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động của vữa tươi.
- TCVN 3121-9:2003: Phần 9: Xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi.
- TCVN 3121-10:2003: Phần 10: Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn.
- TCVN 3121-11:2003: Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn.
- TCVN 3121-12:2003: Phần 12: Xác định cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền.
- TCVN 3121-17:2003: Phần 17: Xác định hàm lượng ion clo hòa tan trong nước.
- TCVN 3121-18:2003: Phần 18: Xác định độ hút nước mẫu vữa đã đóng rắn.
Dụng cụ đúc mẫu vữa
Khuôn bằng kim loại, có hình lăng trụ vuông, gồm có 3 ngăn, kích thước trong mỗi ngăn là: chiều dài 160 ± 0,8 mm, chiều rộng 40 ± 0,2 mm, chiều cao 40 ± 0,1 mm.
Chày đầm mẫu được làm từ vật liệu không hút nước có tiết diện ngang là hình vuông với cạnh bằng 12 ± 1 mm, khối lượng là 50 ± 1 . Bề mặt chày phẳng và vuông góc với chiều dài.
Đúc và bảo dưỡng mẫu vữa
- Đổ vữa vào khuôn đúc mẫu làm 2 lớp.
- Dùng chày đầm mỗi lớp 25 cái.
- Dùng dao gạt vữa cho bằng miệng khuôn.
- Đậy kín khuôn bằng tấm kính và bảo dưỡng mẫu theo thời gian và chế độ quy định.
Kiểm tra cường độ chịu nén và uốn của mẫu vữa
a. Thử uốn mẫu:
- Mẫu khi được bảo dưỡng như quy định, được lắp vào bộ gá uốn.
- Mặt tiếp xúc với các gối uốn là 2 mặt bên tiếp xúc với thành khuôn khi tạo mẫu.
- Tiến hành uốn mẫu với tốc độ tăng tải từ 10N/s –50N/s cho đến khi mẫu bị phá huỷ.
- Ghi lại tải trọng phá huỷ lớn nhất.
b. Thử nén mẫu:
- Mẫu thử nén là 6 nửa viên mẫu gãy sau khi đã thử uốn.
- Đặt từng nữa viên mẫu vào bộ gá nén mẫu sao cho hai mặt mẫu tiếp xúc với tấm nén là 2 mặt tiếp xúc với thành khuôn khi tạo mẫu.
- Nén mẫu với tốc độ tăng tải từ 100N/s - 300N/s cho đến khi mẫu bị phá huỷ.
- Ghi lại tải trọng phá huỷ lớn nhất.
...
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3121:79.
Chi tiết nội dung Bộ tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây:
Các bài liên quan đến vữa
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa và bê tông chịu axit trên cơ sở cốt liệu trơ, phụ gia đóng rắn và thủy tinh lỏng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa trộn sẵn trên cơ sở chất kết dính vô cơ dùng làm vữa xây lớp mỏng và vữa trát cho khối xây sử dụng bê tông nhẹ, bao gồm gạch bê tông bọt, khí không chưng áp và gạch bê tông khí chưng áp (AAC).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa sử dụng chất kết dính vô cơ, dùng để xây và hoàn thiện các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại vữa đặc biệt như: vữa chịu axit, vữa chống phóng xạ, vữa xi măng - polyme, vữa không co ngót, …
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm vữa xi măng khô trộn sẵn không co dùng trong xây dựng
Tin cùng chuyên mục
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu chế tạo mẫu bê tông khoan, cắt từ kết cấu, phương pháp thí nghiệm xác định cường độ nén, kéo khi bửa, kéo khi uốn (sau đây gọi chung là cường độ) của các loại bê tông trong các cấu kiện, kết cấu bê tông bê tông cốt thép đúc sẵn và đổ tại chỗ, trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử thuỷ tĩnh nghiệm thu tại hiện trường đối với hệ thống đường ống gang dẻo có hoặc không có áp suất đã được lắp đặt để vận chuyển nước và các chất lỏng khác.
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của ống kim loại có mặt cắt ngang tròn bằng thử nén bẹp. Phương pháp này cũng được sử dụng để phát hiện khuyết tật trong ống.
Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông.
Tiêu chuẩn này quy định trình tự thí nghiệm để xác định chỉ số CBR của vật liệu sử dụng làm nền, móng đường (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối tự nhiên…) trong phòng thí nghiệm trên mẫu vật liệu đã được chế bị.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các chỉ tiêu cơ, lý, hóa trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường của dung dịch bentonite sử dụng trong lĩnh vực xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn này qui định cách lấy mẫu và điều hòa mẫu cho tất cả các loại vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp; màng địa kỹ thuật và lưới địa kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này quy định sử dụng cát tự nhiên, mịn, làm cốt liệu cho bê tông và vữa xây dựng.