Yêu cầu về cỡ kích thước danh nghĩa
Cỡ kích thước danh nghĩa của van một chiều phải là đường kính danh nghĩa của các đầu nối vào và ra, nghĩa là cỡ ống được nối ghép với đầu nối. Các cỡ danh nghĩa là: 25 mm, 32 mm, 40 mm, 50 mm, 65 mm, 80 mm, 100 mm, 125 mm, 150 mm, 200 mm, 250 mm, 300 mm, 350 mm hoặc 400 mm. Đường kính của đường dẫn nước qua vòng tựa của bộ phận bịt kín có thể nhỏ hơn cỡ danh nghĩa.
Yêu cầu về đầu nối
1. Tất cả các đầu nối phải được thiết kế cho sử dụng ở áp suất làm việc định mức của van.
2. Các kích thước của tất cả các đầu nối phải tuân theo các yêu cầu áp dụng của các tiêu chuẩn quốc gia. Nếu không có tiêu chuẩn quốc gia, sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
Yêu cầu về áp suất làm việc định mức
1. Áp suất làm việc định mức không được nhỏ hơn 1,2 MPa (12 bar).
2. Các đầu nối vào và ra có thể được chế tạo cho áp suất làm việc thấp hơn để thích hợp với thiết bị lắp đặt với điều kiện là van được ghi nhãn với áp suất làm việc thấp hơn.
Yêu cầu về thân và nắp
1. Thân và nắp van phải được chế tạo bằng vật liệu có độ bền chống ăn mòn tương đương với gang.
2. Các chi tiết kẹp chặt nắp van phải được chế tạo bằng thép, thép không gỉ, titan hoặc các vật liệu khác có cơ lý tính tương đương.
3. Nếu các vật liệu phi kim loại (khác với các đệm kín và vòng bít) hoặc kim loại có điểm nóng chảy thấp hơn 800oC tạo thành một phần của thân hoặc nắp van thì cụm van phải được thử phơi trên ngọn lửa như đã qui định trong 6.9. Theo sau thử phơi trên ngọn lửa, bộ phận bịt kín phải mở được một cách tự do và hoàn toàn và van phải chịu được thử nghiệm áp suất thủy tinh như đã qui định trong 6.7.1 mà không có biến dạng dư hoặc hư hỏng.
4. Không thể lắp ráp được van với nắp ở vị trí chỉ thị không đúng hướng của dòng chảy hoặc ngăn cản sự vận hành đúng của van.
5. Van có khối lượng lớn hơn 25 kg phải được trang bị nắp tiếp cận, tai móc để nâng hoặc bulông vòng để dễ dàng cho việc sử dụng.
Yêu cầu về độ bền
1. Van đã được lắp ráp có bộ phận bịt kín được khóa không mở được phải chịu được áp suất thủy tĩnh bên trong bằng bốn lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 5 min mà không bị phá hủy khi được thử nghiệm phù hợp với 6.7.1
2. Tải trọng thiết kế tính toán của bất cứ chi tiết kẹp chặt nào, khi bỏ qua lực yêu cầu để ép đệm kín, không được vượt quá giới hạn bền kéo nhỏ nhất được qui định trong ISO 898-1 và ISO 898-2, khi van được tăng áp đến bốn lần áp suất làm việc định mức. Diện tích chịu tác động của áp suất phải được tính toán như sau:
a) Nếu sử dụng đệm kín có sự tiếp xúc toàn bộ mặt mút, diện tích chịu tác động của áp lực là diện tích mở rộng ra đến đường được xác định bởi cạnh trong của các bulông.
b) Nếu sử dụng đệm kín dạng vòng hoặc vòng bịt chữ "O", diện tích chịu tác động của áp lực là diện tích mở rộng ra đến đường tâm của đệm kín hoặc vòng bịt chữ "O".
Yêu cầu về khả năng tiếp cận để bảo dưỡng
Phải có phương tiện để cho phép tiếp cận các bộ phận làm việc và tháo bộ phận bịt kín. Bất cứ phương pháp nào được sử dụng cũng nên cho phép một người thực hiện nhanh công việc bảo dưỡng với thời gian dừng máy là tối thiểu.
Yêu cầu về bộ phận cấu thành
1. Bất cứ chi tiết hoặc bộ phận nào thường được tháo ra trong quá trình bảo dưỡng phải được thiết kế sao cho không thể lắp lại sai khi không có chỉ dẫn nhìn thấy được ở bên ngoài khi đưa van vào làm việc trở lại.
2. Trừ các mặt tựa của van, tất cả các chi tiết được dự định thay thế tại hiện trường phải có khả năng tháo ra và lắp lại được khi sử dụng các dụng cụ tháo lắp thông thường sẵn có trên thị trường.
3. Tất cả các chi tiết hoặc bộ phận không được tách rời ra trong quá trình vận hành của van.
4. Hư hỏng của các vòng bít bộ phận bịt kín không được ngăn cản sự mở van
5. Các bề mặt tựa của các bộ phận bịt kín phải có độ bền chống ăn mòn tương đương với đồng bronz và có chiều rộng cho tiếp xúc bề mặt đủ để chịu được độ mài mòn và rách thông thường, do cách sử dụng không hợp lý, các ứng suất nén và hư hỏng do cặn bẩn trong đường ống hoặc các chất lạ do nước mang theo tạo ra.
6. Các lò xo không được nứt gãy hoặc bị phá hủy trong 50 000 chu kỳ vận hành bình thường khi được thử nghiệm phù hợp với 6.2
7. Khi định mở rộng, bộ phận bịt kín phải có khả năng chịu được sự chặn lại. Điểm tiếp xúc phải được bố trí sao cho va đập hoặc phản lực của dòng nước không lắm xoắn, uốn cong một cách vĩnh viễn hoặc làm đứt gãy các chi tiết của van.
8. Khi cần có chuyển động quay hoặc trượt, chi tiết hoặc ổ trục của nó phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn. Các vật liệu không có đủ độ bền chống ăn mòn phải được lắp với các bạc lót hoặc các chi tiết khác được chế tạo bằng các vật liệu chống ăn mòn tại các điểm ở đó cần có khe hở cho chuyển động.
Yêu cầu về độ kín khít
1. Không được có rò rỉ, biến dạng dư hoặc phá hủy đối với van khi chịu tác động của áp suất bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 5 min với bộ phận bịt kín được mở khi được thử phù hợp với 6.7.1
2. Không được phép có rò rỉ, biến dạng dư hoặc phá hủy đối với van khi chịu tác động của áp suất bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức ở phía đầu mút cuối dòng với bộ phận bịt kín được đóng kín trong thời gian 5 min và đầu mút phía đầu dòng được thông hơi khi được thử phù hợp với 6.7.2
3. Không được phép có rò rỉ, biến dạng dư hoặc phá hủy đối với van khi chịu tác động của áp suất bên trong tương đương với cột áp của cột nước cao 1,5 m ở phía đầu mút cuối dòng với bộ phận bịt kín được đóng kín trong thời gian 16 h và đầu mút phía đầu dòng được thông hơi khi được thử phù hợp với 6.7.3.
...
TCVN 6305-6:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 6182-6:2006.
Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây 
Các bài liên quan đến bộ tiêu chuẩn TCVN 6305
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng, phương pháp thử và ghi nhãn đối với giá treo ống.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng, các phương pháp thử và các yêu cầu về ghi nhãn đối với các sprinkler sử dụng trong nhà.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng, các phương pháp thử và các yêu cầu về ghi nhãn đối với đầu phun sương.
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về tính năng, phương pháp thử và ghi nhãn đối với các sprinkler phản ứng nhanh ngăn chặn sớm (ESFR) có phần tử dễ nóng chảy và bầu thủy tinh.
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về đặc tính, phương pháp thử, ghi nhãn đối với van tràn, thiết bị bổ sung có liên quan của nhà sản xuất dùng trong hệ thống tràn và hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động tác động trước.
Tiêu chuẩn này quy định đặc tính và yêu cầu thử đối với cơ cấu mở nhanh dùng với van ống khô trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, làm đẩy nhanh sự hoạt động của van khi một hoặc một số sprinkler hoạt động.
Tiêu chuẩn này quy định tính năng, các yêu cầu, phương pháp thử và các yêu cầu về ghi nhãn đối với van ống khô và thiết bị bổ sung có liên quan do nhà sản xuất quy định được sử dụng trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động ống khô.
Tiêu chuẩn này quy định tính năng, các yêu cầu, phương pháp thử và các yêu cầu về ghi nhãn đối với van báo động kiểu ướt, bình làm trễ, chuông nước và thiết bị bổ sung sử dụng trong hệ thống spinkler tự động chữa cháy theo quy định của nhà sản xuất.
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về tính năng, phương pháp thử và ghi nhãn đối với các van báo động khô tác động trước và thiết bị, đường ống bên ngoài có liên quan do nhà sản xuất qui định được sử dụng trong các hệ thống phòng cháy tự động tác động trước không có khóa liên động.
Tiêu chuẩn này qui định các đặc tính, phương pháp thử và ghi nhãn đối với sprinkler thông thường, sprinkler phun sương, sprinkler phun sương thẳng và sprinkler bên vách. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sprinkler có nhiều miệng phun.
Tin cùng chuyên mục
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và yêu cầu lắp đặt đối với bình khí chữa cháy tự động kích hoạt được kích hoạt bằng tác động nhiệt.
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy là Phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
Quy chuẩn này quy định: Các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, khoang cháy, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà); Phân loại kỹ thuật về cháy cho vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, các phần và bộ phận của nhà và nhà.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt cho nhà và công trình.
Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí theo thể tích, ứng dụng trong các nhà, công trình và một số ứng dụng đặc biệt khác (như tủ điện, tuabin điện...).
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế hệ thống báo cháy cho nhà, công trình. Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế hệ thống báo cháy cho: Nhà và công trình được thiết kế theo quy định đặc biệt.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.
Quy chuẩn này quy định về yêu cầu an toàn, kỹ thuật đối với trạm bơm nước chữa cháy cố định trong các giai đoạn thiết kế, lắp đặt, vận hành, nghiệm thu, kiểm tra, bảo dưỡng, quản lý.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng, phương pháp thử và ghi nhãn đối với giá treo ống.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thang máy chữa cháy có trang bị hành lang phòng cháy.