TCVN 8790:2011 - Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trình thi công và nghiệm thu

Đăng lúc: 15:19, Thứ Ba, 11-02-2014 - Lượt xem: 33096

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công (bằng phương pháp phun, lăn, quét), kiểm tra, giám sát các loại sơn bảo vệ dầm cầu thép, kết cấu xây dựng bằng thép trong điều kiện khí hậu nhiệt đới (đối với các loại sơn sử dụng) theo yêu cầu kỹ thuật bảo vệ các công trình giao thông.

Chuẩn bị bề mặt và vật liệu trước khi sơn

a. Vật liệu

Các vật liệu cần thử nghiệm theo các phương pháp thử tương ứng. Việc lấy mẫu và xử lý mẫu tiếp theo đó phải phù hợp với quy định trong TCVN 8789:2011.

Bảo quản vật liệu:

- Nhà sản xuất sơn cần phải ghi rõ thời hạn sử dụng của vật liệu trên từng sản phẩm cụ thể. Vật liệu sơn phủ phải được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 3oC đến 40oC, trừ khi có các quy định khác được đưa ra theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Riêng đối với vật liệu sơn phủ hệ nước có thể bị đông cứng khi bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 3oC.

- Vật liệu sơn phủ và các loại vật liệu khác liên quan (dung môi, chất đóng rắn…) đều phải được bảo quản ở nơi thông thoáng, tránh xa nguồn gây cháy…

- Thùng đựng sản phẩm phải đảm bảo kín trong quá trình bảo quản. Các thùng đã dùng một phần phải được đậy kín và đánh dấu cẩn thận. Chúng có thể được sử dụng tiếp nếu không có chỉ dẫn trong dữ liệu kỹ thuật của nhà sản xuất sơn.

b. Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công sơn

Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thi công sơn.

Quá trình chuẩn bị bề mặt là quá trình làm sạch các chất bẩn như muối hòa tan, gỉ, dầu mỡ, nước, bụi bẩn, vảy cán thép, lớp sơn cũ bám lỏng lẻo, sinh vật bám bẩn…ra khỏi bề mặt thép với mục đích tạo độ nhám cho bề mặt thép và tăng khả năng bám dính của màng sơn.

Độ gỉ của bề mặt thép được phân thành 4 cấp như sau:

+ Cấp A: Bề mặt thép đã chớm gỉ nhưng rất ít, tạo nên màu vàng nhạt trên mặt thép.

+ Cấp B: Bề mặt thép đã bắt đầu bị gỉ đốm và xuất hiện gỉ móng, tạo nên màu vàng sẫm có vết đốm trên bề mặt thép.

+ Cấp C: Bề mặt thép đã có vảy gỉ, có thể bong được, tạo nên vài vết lõm nhỏ có thể nhìn được bằng mắt thường.

+ Cấp D: Bề mặt thép đã có nhiều vảy gỉ, xuất hiện nhiều vết lõm nhỏ có thể thấy được dễ dàng bằng mắt thường.

Việc đầu tiên của quá trình chuẩn bị bề mặt là phải tiến hành tẩy sạch dầu mỡ khỏi bề mặt thép. Với những diện tích bị nhiễm bẩn nhỏ, có thể tẩy bằng dung môi (xăng, dầu hỏa) hay dung môi pha sơn.

Đối với diện tích bị nhiễm bẩn lớn, phải dùng phương pháp vật lý để phá vỡ trạng thái nhiễm bẩn sau đó dùng chất làm sạch bằng nhũ tương là tốt nhất và cuối cùng phun rửa bằng nước sạch.

Nếu bề mặt bị nhiễm muối hòa tan do môi trường ô nhiễm hay được hình thành từ thép bị gỉ phải tiến hành rửa bề mặt thép bằng nước áp suất cao (áp suất nước ≥ 810,60 kPa), sau đó dùng khí khô để thổi khô bề mặt thép trước khi tiến hành các phương pháp làm sạch bề mặt khác.

c. Các phương pháp làm sạch bề mặt

- Làm sạch bằng phương pháp thủ công: bao gồm sử dụng bàn chải thép, máy mài hoặc các loại bàn chải khác. Phương pháp này được sử dụng để làm sạch những lớp gỉ nhỏ bám dính lỏng lẻo trên bề mặt thép với diện tích nhỏ hoặc những lớp sơn đã bị giảm chất lượng. Những vị trí khó thi công phải sử dụng phương pháp phun. Trước khi làm sạch bằng phương pháp thủ công, các lớp gỉ nặng phải được làm sạch bằng cách gõ, cạo từng lớp một, các lớp dầu mỡ bụi bẩn nhìn thấy được bằng mắt thường cũng phải được làm sạch.

- Làm sạch bằng chất mài mòn khô là phương pháp phổ biến nhất và hiệu quả nhất đối với việc làm sạch bề mặt thép. Phương pháp được thực hiện bằng cách phun chất mài mòn với áp lực cao lên bề mặt thép. Thường dùng cát làm chất mài mòn khô. Có thể thay thế cát bằng kim loại hoặc những chất khác như bi thép, đá mạt, xỉ kim loại, hạt mài kim loại.

+ Làm sạch bằng phương pháp thổi: Làm sạch bề mặt bằng phương pháp thổi được ký hiệu bằng chữ cái "Sa".

+ Trước khi làm sạch bằng phương pháp thổi, các lớp gỉ nặng sẽ bị loại bỏ bằng dụng cụ thông thường. Các chất nhiễm bẩn có thể nhìn thấy được như dầu, mỡ, bụi… cũng cần phải loại bỏ.

+ Sau khi sử dụng phương pháp thổi bề mặt sẽ làm sạch hết các chất bụi bẩn và mảnh vỡ xốp có trên đó.

- Làm sạch bằng chất mài mòn ướt: Để khắc phục nhược điểm của phương pháp làm sạch bề mặt thép bằng phun nước ở áp suất cao người ta đưa thêm chất mài mòn (như cát) vào nước. Đó là phương pháp làm sạch bằng chất mài mòn ướt rất phù hợp với bề mặt thép bị nhiễm bẩn do các muối hòa tan. Hiệu quả hơn nếu phương pháp này được thực hiện bằng cách phun nước áp suất thấp sau đó phun khí nén áp suất cao có chứa cát lên bề mặt thép. Khi kết thúc quá trình làm sạch, trên bề mặt thép hình thành một lớp gỉ màng dạng bột (chủ yếu là ở dạng oxyt sắt). Để khắc phục, phải cho chất ức chế vào nước để ngăn cản sự hình thành lớp gỉ và sử dụng loại sơn lót phù hợp với chất ức chế sử dụng, hoặc trước khi sơn phải làm sạch gỉ tức thời bằng cách thổi khí nhẹ và khô.

- Chuẩn bị bề mặt bằng phương pháp sử dụng ngọn lửa (FI) oxy - axetylen hoặc oxy - propan ngang qua bề mặt thép. Hơi nóng đột ngột làm các gỉ nghiền và gỉ vảy bong ra khỏi bề mặt do sự dãn nở không đồng đều giữa lớp vảy gỉ và kim loại. Khi đó dùng bàn chải thép chải sạch gỉ và cuối cùng thổi khí khô làm sạch bề mặt thép lần cuối.

- Làm sạch bằng axit là phương pháp chuẩn bị bề mặt bằng cách ngâm nhúng thép trong bồn đựng axit sau đó cọ rửa bằng nước sạch. Phương pháp này được áp dụng cho quá trình làm sạch các loại axit, dầu, mỡ, sáp…và các loại nhiễm bẩn khác trên bề mặt kim loại. Áp dụng trực tiếp trong công xưởng, trong những trường hợp không thể áp dụng được các phương pháp khác.

d. Kiểm tra độ sạch của bề mặt

Để đánh giá nghiệm thu bề mặt thép được làm sạch, phải tuân theo quy định sau:

- Kiểm tra độ sạch bụi, sơn, gỉ… trên bề mặt thép bằng cách dùng kính lúp có độ phóng đại 6 lần soi trên bề mặt bán thép để quan sát. Nếu không thấy bụi bẩn là đạt yêu cầu.

- Kiểm tra độ sạch mỡ, dầu bằng cách nhỏ 2-3 giọt xăng lên bề mặt thép đã được làm sạch. Sau thời gian ít nhất 15 s, dùng giấy lọc thấm xăng còn đọng lại trên mặt bản thép. Nhỏ xăng sạch lên mặt giấy lọc cùng loại để kiểm tra. Sau khi hai tờ giấy lọc đã bay hết xăng, nếu màu sắc của hai vết xăng đã bay hơi giống nhau là đạt yêu cầu về độ sạch dầu mỡ. (Xăng dùng kiểm tra phải là xăng sạch, không lẫn tạp chất, không lẫn bẩn…).

e. Đánh giá nghiệm thu

Sau khi đã làm sạch một cấu kiện thép cần nghiệm thu ngay để phun sơn chống gỉ bảo vệ thép và ghi lại các kết quả nghiệm thu và nhật ký thi công. Thời gian phun lớp sơn chống gỉ thứ nhất không quá 4 h kể từ khi ngừng phun cát nếu thời tiết khô ráo.

Diện tích thi công phải đạt mức độ sạch ≥ 95% theo yêu cầu mới được chấp thuận tiến hành thi công sơn.

Điều kiện thi công sơn

a. Đơn vị thi công sơn

Đơn vị thi công sử dụng sơn theo yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật của nhà chế tạo sơn cho từng công trình cầu thép.

Cần bố trí các cán bộ có chuyên môn về sơn để theo dõi giám sát chất lượng sơn cho công trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Khi tiếp nhận sơn cần nhận đồng bộ các loại sơn (sơn chống gỉ, sơn phủ…), dung môi kèm theo các loại sơn và các phụ gia khác (nếu có).

b. Bề mặt nền

Mỗi hệ sơn bảo vệ có một yêu cầu chuẩn bị bề mặt phù hợp, sự chuẩn bị này phụ thuộc vào điều kiện ban đầu. Những yêu cầu tương ứng phải được quy định trong yêu cầu kỹ thuật sơn và phải có khả năng đạt được điều đó.

Bề mặt đã chuẩn bị phải được đánh giá về độ sạch, khi nhìn bằng mắt.

Những yêu cầu về việc giám sát các công đoạn của thi công sơn, tần suất đánh giá và vị trí của công việc đánh giá phải được thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Nếu điều kiện bề mặt khác với điều kiện đã mô tả trong yêu cầu kỹ thuật đưa ra thì phải thông báo cho khách hàng.

Trừ khi có quy định khác, nhiệt độ bề mặt phải nằm trong điểm sương của môi trường.

c. Chuẩn bị thi công sơn

Trước khi thi công sơn phải kiểm tra chất lượng bề mặt thép đã làm sạch và tư vấn giám sát đồng ý mới được tiến hành thi công sơn.

Thi công sơn tốt nhất bằng súng phun sơn dưới áp lực của khí nén, áp lực khí cho một đầu súng khoảng 303,98 kPa.

Khi thi công sơn cần tuân thủ các điều kiện sau:

+ Khu vực phun sơn không có bụi bẩn, mặt bằng thoáng khí và cách ly hoàn toàn nguồn lửa.

+ Bề mặt thép đã được làm sạch theo yêu cầu;

+ Thời tiết khô ráo, nhiệt độ ngoài trời không nên quá 35oC, độ ẩm không quá 85%.

+ Không sơn khi thời tiết sắp có mưa hoặc mưa đã hết nhưng không khí còn ẩm ướt.

+ Không sơn khi có gió mạnh.

+ Thiết bị phun sơn cần đạt chỉ tiêu kỹ thuật về độ sạch của khí nén và áp lực khí.

+ Công nhân thi công sơn cần được huấn luyện về nghiệp vụ sơn và quy trình thi công sơn cầu thép.

Các công trình cầu thép xây mới hoặc duy tu bảo dưỡng sơn lại đều phải thực hiện các điều khoản quy định của quy trình thi công sơn.

Sau khi sơn xong toàn bộ số lớp sơn chống gỉ cần nghiệm thu đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại TCVN 8789:2011 (độ bám dính, tổng chiều dày các lớp sơn trên mặt thép), sau đó mới chuyển sang sơn lớp sơn phủ.

Đối với cầu thép làm mới, dầm thép chế sửa được sản xuất ở nhà máy, thì cần sơn đủ số lớp sơn chống gỉ và sơn tiếp từ 1 - 2 lớp sơn trung gian, sơn phủ để đảm bảo chống gỉ cho thép trong suốt thời gian thi công lắp ráp dầm thép.

Khi công trình cầu thép đã lắp xong, sơn nốt 1 - 2 lớp sơn phủ cuối cùng. Trước khi sơn lớp cuối cùng cần bố khuyết đủ số lớp sơn bị xây xát, làm sạch bề mặt khỏi bụi bẩn và hơi nước, tốt nhất là lau lần cuối bằng dung môi pha sơn để tạo độ bám dính giữa lớp sơn cũ và lớp sơn mới.

...

Tiêu chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn TCXDVN 334:2005 theo quy định tại Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 25/02/2013 của Bộ Xây dựng.


Chi tiết nội dung tiêu chuẩn, mời quý vị xem hoặc download tại đây  

Phòng Kỹ thuật

Theo dõi:

Từ khóa: tiêu chuẩn, sơn, kết cấu thép, quy trình, thi công, nghiệm thu,

Các bài liên quan đến phân loại - lựa chọn - thi công - nghiệm thu sơn


TCVN 9012:2011 - Sơn giàu kẽm

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sơn giàu kẽm được sử dụng để sơn kết cấu thép mạ kẽm, ngăn ngừa ăn mòn các kết cấu bằng thép.


TCVN 11416:2016 - Sơn nhựa fluor cho kết cấu thép

Tiêu chuẩn này quy định sơn trên cơ sở nhựa fluor được sử dụng làm lớp phủ ngoài cùng để bảo vệ kết cấu thép chống lại sự ăn mòn và tác động của môi trường.


TCVN 9013:2011 - Sơn polyuretan bảo vệ kết cấu thép

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sơn polyuretan bảo vệ kết cấu thép, được sử dụng để sơn hoàn thiện với độ bền chống ăn mòn và bền thời tiết.


TCVN 9014:2011 - Sơn Epoxy

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sơn epoxy được sử dụng để bảo vệ kết cấu thép và các kết cấu bằng kim loại của công trình... trong môi trường khí quyển.


Người Châu Âu thường chọn sơn tường trong nhà màu trắng sáng có lợi ích gì?

Phong cách nội thất Scandinavian được cả thế giới ngưỡng mộ của người Châu Âu đề cao việc sử dụng màu trắng làm màu chủ đạo cho căn nhà. Vậy tại sao người Châu Âu lại chọn màu trắng và chúng ta có nên học hỏi lựa chọn hay không?


TCVN 5730:2008 - Sơn Alkyd - Yêu cầu kỹ thuật chung

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn phủ gốc alkyd biến tính dầu thảo mộc khô tự nhiên. Sơn alkyd là hỗn hợp gồm bột màu phân tán trong nhựa alkyd biến tính dầu thảo mộc, dung môi hữu cơ và các phụ gia


TCVN 8789:2011 - Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn và hệ sơn được sử dụng để bảo vệ kết cấu thép trong điều kiện khí hậu tự nhiên, dưới tác động thường xuyên của môi trường ăn mòn ở các mức độ khác nhau


Phần mềm chọn màu sơn tường Dulux

Chỉ cần mở phần mềm Dulux Visualizer trên ipad, hướng camera về phía bức tường cần sơn, bạn có thể tùy chọn màu sơn của bức tường trong bảng 1.200 màu sơn của Dulux.


TCVN 9276:2012 - Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép - Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công

Tiêu chuẩn này đưa ra trình tự hướng dẫn kiểm tra giám sát quá trình thi công sơn phủ bảo vệ kết cấu thép. Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn liên quan đến công tác xử lý bề mặt, thi công sơn, kiểm tra, giám sát thi công và chấp thuận nghiệm thu lớp sơn phủ bảo vệ kết cấu thép.


TCVN 8652:2012 - Sơn tường dạng nhũ tương - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sơn tường dạng nhũ tương gốc acrylic gồm sơn lót và sơn phủ, dùng để trang trí, bảo vệ mặt tường trong và ngoài các công trình xây dựng.


TCVN 9404:2012 - Sơn xây dựng - Phân loại

Tiêu chuẩn này quy định cách phân loại sơn dùng để trang trí, bảo vệ các kết cấu và bề mặt công trình.

Tin cùng chuyên mục


QCVN 16:2023/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.


QCVN 04:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật áp dụng khi xây dựng mới, xây dựng lại nhà chung cư có chiều cao đến 150 m hoặc có đến 3 tầng hầm, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.


QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch đô thị - nông thôn.


TCVN 12869:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu bao che làm từ Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép.


TCVN 12867:2020 - Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép dùng làm tường, vách ngăn trong các công trình xây dựng.


TCVN 2737:2020 - Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định tải trọng và tác động dùng để thiết kế kết cấu của nhà và công trình xây dựng (từ đây gọi là công trình), bao gồm phần kết cấu (kể cả phần ngầm) và nền móng công trình.


TCVN 12873:2020 - Căn hộ lưu trú - Condotel - Yêu cầu chung về thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo căn hộ lưu trú, bao gồm: Công trình căn hộ lưu trú; Khối căn hộ lưu trú trong nhà chung cư hốn hợp; Khối căn hộ lưu trú trong công trình công cộng đa chức năng.


TCVN 12872:2020 - Nhà thương mại liền kề - Shophouse - Yêu cầu chung về thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà thương mại liên kế (hay còn gọi là Shophouse).


TCVN 12871:2020 - Văn phòng kết hợp lưu trú - Officetel - Yêu cầu chung về thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo văn phòng kết hợp lưu trú, bao gồm: Công trình văn phòng kết hợp lưu trú; Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong nhà chung cư hốn hợp; Khối văn phòng kết hợp lưu trú trong công trình công cộng đa chức năng.


TCVN 12870:2020 - Biệt thự nghỉ dưỡng - Yêu cầu chung về thiết kế

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo biệt thự nghỉ dưỡng trong khuôn viên đất của khách sạn nghỉ dưỡng.

Tìm kiếm


Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:


Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.

Liên hệ

Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

- Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
- Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440
- Email: contact@vntvietnam.com - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

giacoketcau.com

Mô tả gia cố kết cấu bằng phương pháp dán tấm sợi carbon fiber

Gia cố kết cấu bằng tấm sợi Các bon cường độ cao (CFRP - Carbon Fiber) có các ưu điểm sau:
- Không đục phá kết cấu hiện có, chỉ bóc bỏ lớp vữa trát (nếu có).
- Không ảnh hưởng đến kiến trúc hiện trạng của công trình.
- Không làm tăng tải trọng của công trình.
- Quá trình thi công nhanh, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
- Tấm sợi carbon fiber (CFRP) và keo liên kết không chịu tác động bởi ăn mòn hóa học (axit, kiềm) và ô xi hóa dưới tác động của điều kiện môi trường.

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố dầm không đạt mác bê tông

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố khả năng chịu cắt của dầm

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố dầm thi công thiếu thép chịu lực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố cột bê tông bị giảm yếu do môi trường, hóa chất xâm thực

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố lỗ mở ô thông tầng

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố bê tông sàn bị nứt

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố kết cấu sàn đáy bể bơi

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố trần để cắt dầm nhằm tăng chiều cao thông thủy tầng

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố đường ống bị giảm yếu nhưng không phải dừng hoạt động sản xuất

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố sàn không dầm bị nứt

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố trần bê tông nhà cổ xuống cấp

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố lanh tô không cần tháo cửa

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Gia cố sàn kê ba cạnh bị nứt do xây tường lên trên

Hotline: 098.999.6440

Facebook

Youtube

<< Download hồ sơ năng lực mới nhất

Tìm kiếm tài liệu